vĐồng tin tức tài chính 365

Tọa đàm trực tuyến: "Luật Dầu khí cần mang đặc thù Dầu khí"

2021-11-08 17:24

Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam 27.11.1961 - 27.11.2021 và kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam 9.11, Báo Lao Động và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày 9.11 phối hợp tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Luật Dầu khí cần mang đặc thù Dầu khí”.

Mục đích của buổi Tọa đàm nhằm xây dựng môi trường pháp lý về dầu khí công khai, minh bạch và hiệu quả. Ảnh: HM
Mục đích của buổi tọa đàm nhằm xây dựng môi trường pháp lý về dầu khí công khai, minh bạch và hiệu quả. Ảnh: HM

Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23.7.2015 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 về yêu cầu: “Hoàn thiện thể chế phát triển ngành Dầu khí: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về dầu khí, trong đó quy định rõ về hoạt động dầu khí… phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về dầu khí; tăng cường phân công, phân cấp quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực dầu khí; xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để phát triển ngành dầu khí; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển dầu khí trong nước tại những vùng nước sâu, xa bờ, vùng nhạy cảm”; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 14.10.2015 về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035, nêu rõ việc cần thiết phải: “Hoàn thiện thể chế phát triển ngành dầu khí”.

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 yêu cầu: “Sửa đổi, hoàn thiện các luật chuyên ngành về dầu khí, điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…”; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, cụ thể: “Về dầu khí: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế chính sách đối với ngành Dầu khí để đề xuất với Chính phủ các nội dung sửa đổi phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành Dầu khí Việt Nam phát triển từ khâu thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn”.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo nêu trên, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan và tổ chức có liên quan rà soát, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và tổng kết thi hành Luật Dầu khí ban hành năm 1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000 và năm 2008, gồm các nội dung chính: (i) Đánh giá quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về dầu khí và thực trạng hoạt động dầu khí từ năm 1993 đến nay; (ii) Đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Luật Dầu khí và các văn bản hướng dẫn thi hành, và (iii) Đề xuất xây dựng dự án Luật Dầu khí thay thế Luật Dầu khí năm 1993, sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2008 (sau đây gọi tắt là Luật Dầu khí sửa đổi) và ngày 23.9.2021 Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi, Dự thảo Tờ trình Chính phủ đã được đã đăng tải trên website của Chính phủ để xin ý kiến rộng rãi theo quy định.

Với nguyên tắc xây dựng, sửa đổi bổ sung Luật Dầu khí trên cơ sở 6 nhóm chính sách lớn mà Bộ Công Thương trình Chính phủ tại Tờ trình số 9601/TTr-BCT ngày 14.12.2020 về đề nghị xây dựng Luật Dầu khí (thay thế Luật Dầu khí 1993, sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2008), trên cơ sở nhận diện các bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi Luật Dầu khí hiện hành, ngày 19.10.2021, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi ý kiến cho Bộ Công Thương về Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi với các mục tiêu: (i) Đề xuất các sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý phù hợp cho hoạt động dầu khí; khôi phục tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí để thu hút được nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài; (ii) đảm bảo tính logic, đồng bộ, thống nhất giữa các nội dung của Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi. Nguyên tắc đặt ra là: Các nội dung luật pháp về Dầu khí giúp cho hoạt động Dầu khí trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam nói chung và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói riêng mang đầy đủ đặc trưng, đặc thù của ngành Dầu khí theo thông lệ Quốc tế.

Trên tinh thần này, sáng 9.11, Báo Lao Động chủ trì tổ chức Tọa đàm trực tuyến "Luật Dầu khí cần mang đặc thù Dầu khí" với mong muốn được đón nhận nhiều ý kiến, quan điểm xây dựng của các nhà khoa học, các chuyên gia về tính đặc thù của hoạt động dầu khí trong quá trình xây dựng Luật Dầu khí sửa đổi; Vị trí, chức năng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong quản lý các hoạt động Dầu khí.

Thời gian: Từ 8h30 đến 11h00, ngày 9.11.2021.

Điều hành: Ông Lê Ngọc Sơn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Nguyễn Đình Chúc - Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động.

Trực tuyến trên Laodong.vn.

Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi.

Xem thêm: odl.088179-ihk-uad-uht-cad-gnam-nac-ihk-uad-taul-neyut-curt-mad-aot/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tọa đàm trực tuyến: "Luật Dầu khí cần mang đặc thù Dầu khí"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools