vĐồng tin tức tài chính 365

Không còn lẫn lộn giữa thôi chức với miễn nhiệm, từ chức

2021-11-09 12:00

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3-11, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, thay thế Quy định 260-QĐ/TW năm 2009 của Bộ Chính trị khóa X.

So với văn bản cũ, Quy định 41 có một sửa đổi lớn là không còn đề cập tới vấn đề thôi chức - bản chất là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ chấm dứt chức vụ để nhận nhiệm vụ khác hoặc nghỉ để chữa bệnh.

Việc cho thôi chức vụ gắn với yếu tố khách quan, mà trong thực tế chủ yếu liên quan đến công tác điều động, bổ nhiệm, thậm chí lên chức của cán bộ. Quy định mới cũng không đề cập tới từ chức theo nghĩa là hành vi tự nguyện, tích cực để tổ chức tiến hành chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý cho người khác.

Không còn lẫn lộn giữa thôi chức với miễn nhiệm, từ chức - ảnh 1
Một cuộc họp của Bộ Chính trị -  Ban Bí thư, tháng 9-2021. Ảnh: TTXVN

Theo cách tiếp cận ấy, Quy định 41 chỉ điều chỉnh việc miễn nhiệm, từ chức theo nghĩa như một biện pháp về tổ chức áp dụng với cán bộ có vi phạm, khuyết điểm mà chưa đến mức phải thi hành kỷ luật cách chức.

Về căn cứ xem xét miễn nhiệm, từ chức, Quy định 41 cập nhật các vấn đề mới của Đảng so với nhiệm kỳ Đại hội X.

Chẳng hạn, công tác lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng và cơ quan dân cử mới được triển khai từ sau Đại hội XI, thì nay được đưa vào làm một căn cứ để miễn nhiệm - khi cán bộ có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp, hoặc làm căn cứ để xem xét từ chức - khi có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp.

So sánh căn cứ về tín nhiệm cho thấy, khi cán bộ bị tín nhiệm quá thấp thì cấp có thẩm quyền sẽ chủ động tiến hành thủ tục miễn nhiệm. Còn nếu mức độ tín nhiệm mới chỉ quá bán thì vẫn còn tùy thuộc vào ý chí của người cán bộ ấy, có xin từ chức hay không.

Cũng cập nhật các quy định mới của Đảng, Quy định 41 đưa vấn đề suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, và vấn đề nêu gương – đều là những yêu cầu mới được đặt ra mạnh mẽ từ sau Đại hội XII – thành một căn cứ để xem xét có cán bộ miễn nhiệm.

Ngoài ra, Quy định 41 bổ sung một mục riêng về xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan tới trách nhiệm người đứng đầu. Cụ thể:

(1) Người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng thì xem xét miễn nhiệm.

(2) Người đứng đầu vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.

(3) Người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng thì xem xét cho từ chức.

Ban Tổ chức Trung ương – cơ quan chủ trì soạn thảo, tham mưu Bộ Chính trị ban hành Quy định 41 cho biết so với Quy định 260, việc xem xét miễn nhiệm, từ chức theo quy định mới có phần đơn giản, dễ áp dụng hơn.

Xem thêm: lmth.6976201-cuhc-ut-meihn-neim-iov-cuhc-ioht-auig-nol-nal-noc-gnohk/irt-hnihc/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không còn lẫn lộn giữa thôi chức với miễn nhiệm, từ chức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools