vĐồng tin tức tài chính 365

3 mục tiêu tiêm chủng vào đầu năm 2022

2021-11-14 09:58
3 mục tiêu tiêm chủng vào đầu năm 2022 - Ảnh 1.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và đại biểu tại phiên họp Quốc hội - Ảnh: TTXVN

Kỳ họp thứ 2 (Quốc hội khóa XV) đã thông qua hai nghị quyết quan trọng là yêu cầu Chính phủ sớm ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chiến lược tổng thể phòng chống dịch, tiến tới tự chủ vắc xin và đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác phòng chống dịch.

Đây sẽ là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Tự chủ vắc xin, xã hội hóa chống dịch

Theo nghị quyết, Quốc hội yêu cầu Chính phủ rà soát tổng kết các quy định liên quan phòng chống dịch để sửa đổi, bổ sung quy định đồng bộ, thống nhất, kịp thời, phù hợp thực tiễn. Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng chống dịch.

Đẩy mạnh việc xã hội hóa, kết hợp công - tư trong công tác phòng chống dịch và có cơ chế huy động hiệu quả các tổ chức y tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ y tế trong phòng chống dịch. Đề xuất cơ chế huy động đầu tư vào hoạt động sản xuất trang thiết bị, vật tư y tế trong nước; có kế hoạch để chủ động về vắc xin và thuốc điều trị bệnh COVID-19.

Đặc biệt, Quốc hội giao nhiệm vụ Chính phủ đến đầu năm 2022, phấn đấu hoàn thành tỉ lệ tiêm chủng đủ liều vắc xin bao phủ dân số trên 18 tuổi đạt 100%, nghiên cứu chuẩn bị kỹ lưỡng tiêm vắc xin cho trẻ dưới 18 tuổi; triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ ba. 

Trong năm 2022, sớm xem xét cấp phép sản xuất cho vắc xin trong nước và đưa vào sử dụng, tiến tới tự chủ nguồn vắc xin. Gắn với đó là việc nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng cả về nhân lực và cơ sở vật chất. Tăng cường quản lý nhà nước về giá, đấu thầu và mua sắm trong lĩnh vực y tế.

Với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nghị quyết của Quốc hội yêu cầu tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến, học tập qua truyền hình để có giải pháp bảo đảm chất lượng. 

Phối hợp với Bộ Y tế sớm triển khai chương trình tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho học sinh. Hoàn thiện phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho năm 2022 bảo đảm an toàn, chất lượng, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Với yêu cầu sớm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội được nhiều đại biểu quan tâm, nghị quyết về hoạt động chất vấn đề nghị Chính phủ sớm xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để thông qua. 

Quốc hội cũng đưa ra yêu cầu Chính phủ trong việc phục hồi kinh tế phải gắn với phục hồi, phát triển thị trường lao động, triển khai các gói hỗ trợ, khắc phục tình trạng số lượng lớn người lao động di chuyển tự phát khỏi các tỉnh, thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, bảo đảm an sinh xã hội.

Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 được thông qua cũng quyết định việc lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

3 mục tiêu tiêm chủng vào đầu năm 2022 - Ảnh 2.

Giảm 350.000ha đất lúa

Theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 được Quốc hội thông qua, đến năm 2030 sẽ giảm gần 350.000ha đất lúa, trong đó có khoảng 174.000ha đất chuyên trồng lúa. 

Giải trình thêm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho hay một số nơi sử dụng đất trồng lúa để trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra và cho hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Vì vậy, trước hết, nghị quyết cho phép chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi tối đa 300.000ha đất trồng lúa, nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất lúa, có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết.

Đáng chú ý đến năm 2030 diện tích đất phi nông nghiệp tăng hơn 965.000ha. Trong đó tăng 120.000ha đất khu công nghiệp, 412.000ha đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, và đất đô thị tăng khoảng 925.000ha. 

UBTVQH đề nghị Chính phủ gắn quy hoạch phát triển khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị, mạng lưới dịch vụ thương mại. Trong đó việc phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao cần thực hiện để phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp. 

Đặc biệt là lưu ý có kế hoạch cụ thể để phân bổ đất khu công nghiệp, tránh hiện tượng hợp thức hóa các dự án của nhà đầu tư.

Nghiên cứu xây dựng quỹ phòng chống dịch

Chiều 13-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 11-2021 để thảo luận về dự thảo đề án Chiến lược tổng thể về phòng chống dịch COVID-19; dự thảo đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và một số vấn đề quan trọng khác.

Trong đó, dự thảo đề án Chiến lược tổng thể về phòng chống dịch COVID-19 cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và lấy cấp cơ sở là nền tảng trong phòng chống dịch. Tập trung khắc phục hạn chế bất cập, hoàn thiện quy định, chú trọng nâng cao năng lực điều trị, nhân lực.

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý nghiên cứu, thành lập quỹ phòng chống dịch; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc điều trị trong nước; đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin; tăng cường hợp tác công-tư, huy động hiệu quả nguồn lực y tế tư nhân...

Về dự thảo đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cần phải giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài, gắn kết đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, chương trình phát triển hạ tầng, giải quyết một số vấn đề tồn đọng kéo dài…

Quốc hội bế mạc, Chính phủ họp ngay bàn chiến lược phòng chống dịch, phục hồi kinh tếQuốc hội bế mạc, Chính phủ họp ngay bàn chiến lược phòng chống dịch, phục hồi kinh tế

TTO - Đề án Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được các thành viên Chính phủ bàn thảo, xây dựng.

Xem thêm: mth.51851617041111202-2202-man-uad-oav-gnuhc-meit-ueit-cum-3/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“3 mục tiêu tiêm chủng vào đầu năm 2022”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools