Thương mại điện tử ngày càng phát triển, đi kèm với đó số lượng các doanh nghiệp lập các website để kinh doanh ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp bị làm giả, mạo danh các trang thương mại điện tử ngày càng nhiều. Tình trạng vi phạm trên không chỉ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp mà còn làm méo mó thị trường thương mại điện tử của Việt Nam.
"Khi tình trạng trên diễn ra như vậy sẽ gây ra sự nhầm lẫn và gây sự lo ngại đối với khách hàng, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp startup. Đây là tình trạng về sở hữu trí tuệ còn rất nhiều tranh chấp bởi vì tên miền ai cũng có quyền sở hữu", ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho hay.
Ngoài ra, việc truy cập các trang website mạo danh, không chính thống cũng khiến khách hàng ngoài việc mất tiền còn có thể bị lộ dữ liệu cá nhân.
Ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc Công Ty Cổ Phần An Toàn Thông Tin Cyradar nói: "Khi khách hàng truy cập các trang giả mạo thì ngoài việc mua phải hàng không đảm bảo chất lượng, thông tin của khách hàng có thể sẽ bị lưu trữ lại hoặc bị xử lý bán cho bên thứ ba. Chắc chắn dữ liệu của khách hàng có thể bị ảnh hưởng".
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Trên các website đó có đầy đủ thông tin về chủ sở hữu có tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế... sẽ đảm bảo về chất lượng hàng hóa và đảm bảo an toàn dữ liệu cho khách hàng.
VTV.vn - Một phụ nữ ở phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội đến báo công an vì mất gần 1 tỷ đồng sau cuộc gọi của các đối tượng lừa đảo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.92151715151111202-tenretni-nert-hnad-oam-ib-peihgn-hnaod-gnart-hnit-gnat-aig/et-hnik/nv.vtv