vĐồng tin tức tài chính 365

Du lịch phục hồi sau dịch - thời cơ của bất động sản nghỉ dưỡng

2021-11-16 07:37

Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực lên toàn bộ nền kinh tế, trong đó bất động sản nghỉ (BĐS) dưỡng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, không phải đến thời điểm này BĐS nghỉ dưỡng mới gặp khó, dù xuất hiện từ trước đó rất lâu nhưng pháp lý cho loại hình này vẫn chưa được hoàn thiện như: Việc cấp sổ đỏ cho condotel, officetel nhiều năm nay vẫn gây tranh cãi. Do đó, Covid-19 như một cú bồi khiến tình hình này càng trở nên trầm trọng thêm.

Tín hiệu tích cực

Bất động sản - Du lịch phục hồi sau dịch - thời cơ của bất động sản nghỉ dưỡng

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam. 

Nhận định về thị trường BĐS nghỉ dưỡng thời gian qua, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho hay: “Thị trường BĐS du lịch có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất khởi phát từ năm 2018 trở về trước, đây là giai đoạn phát triển nóng và rất mạnh của thị trường BĐS du lịch. Mô hình sở hữu, uỷ quyền khai thác mở ra, phát triển đột phá cùng với đó là các cơ sở lưu trú được phát triển tại các địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc... Tại thời điểm phát triển đó, tỉ lệ hấp thụ, giao dịch của các dự án nghỉ dưỡng condotel, biệt thự biển là trên 80%, gần như dự án nào ra đến đâu hết đến đó. Đây là thời kỳ phát triển nóng của thị trường BĐS.

Giai đoạn thứ hai, cuối năm 2019 và cả năm 2020, dù chưa bị ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh nhưng giao dịch chững lại, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hòa hầu như không có giao dịch, mà nguyên nhân là do khối lượng BĐS phát triển đã quá lớn, gần như bão hoà đối với nhu cầu phát triển”.

Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết: “Khủng hoảng pháp lý của dự án BĐS nghỉ dưỡng chưa được giải quyết hoàn thiện, cùng với đó là các chủ đầu tư cạnh tranh quá mức, tỉ lệ lợi nhuận phân chia quá lớn dẫn đến không đáp ứng được, chi trả lợi nhuận làm khách hàng mất niềm tin nên trong năm 2020 nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ nghe ngóng, xem xét xem các dự án đó đã được giải quyết thế nào, đặc biệt về vấn đề sở hữu, cấp giấy chứng nhận, quản lý vận hành.

Tuy nhiên đến giai đoạn năm 2021, đầu năm chúng ta gần như khống chế được dịch bệnh. Chính vì vậy, quý I, giao dịch BĐS bắt đầu khả quan hơn. Sang đến quý III/2021, mặc dù mới bước vào giai đoạn bình thường mới nhưng giao dịch BĐS du lịch đã có”.

Theo thống kê của Hiệp hội môi giới BĐS, trong 3 quý năm 2021 có khoảng 10.000 sản phẩm BĐS du lịch được chào bán, tỉ lệ hấp thụ đạt 30-40%. Đây là tỉ lệ cao dù dịch bệnh ngặt nghèo trong quý II và nửa quý III, giãn cách chặt chẽ nhưng vẫn có giao dịch tốt. Nguyên nhân là do mô hình phát triển dự án của chủ đầu tư thay đổi, không còn dự án nhỏ lẻ ăn theo hạ tầng chung của thành phố như Đà Nẵng mà phát triển thành các dự án đa mục tiêu, kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch sức khoẻ, một số dự án kết hợp thêm vui chơi, văn hoá, mua sắm....

Theo báo cáo thị trường BĐS quý III/2021 của Bộ Xây dựng, BĐS du lịch nghỉ dưỡng được xem là một trong những phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ yếu tố dịch bệnh. Hầu hết các hoạt động tê liệt vì giãn cách xã hội. Nhiều cơ sở du lịch không có doanh thu. Tuy nhiên, các dự án phát triển BĐS du lịch - nghỉ dưỡng vẫn cho thấy những dấu hiệu khả quan, đặc biệt là các sản phẩm có pháp lý đầy đủ, rõ ràng, đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường du lịch, nghỉ dưỡng, được đầu tư tốt về hạ tầng, vị trí giao thông thuận lợi và được đầu tư bởi các chủ đầu tư có uy tín cao trên thị trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vẫn luôn tin tưởng vào sự phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam sẽ phát triển trở lại và hoạt động đi lại, du lịch được mở cửa lại trong thời gian tới.

Xu hướng du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cũng nhận định: “Thực tế cho thấy, chỉ khi nào du lịch phát triển thì BĐS nghỉ dưỡng mới phát triển. Khi du lịch gặp khó khăn, thách thức cũng sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới thị trường này”.

Bất động sản - Du lịch phục hồi sau dịch - thời cơ của bất động sản nghỉ dưỡng (Hình 2).

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.

Vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho hay: “Trong bối cảnh Covid-19 hiện nay nổi lên một xu hướng lớn rõ nét - xu hướng nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe. Đây là xu hướng thời thượng đã xuất hiện trên thế giới và phát triển khá nhanh.

Bởi khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì vấn đề an toàn và chăm sóc sức khỏe lại càng được đặc biệt quan tâm. Nếu dịch bệnh được kiểm soát có lẽ thị trường này sẽ phục hồi nhanh nhất. Chính việc xuất hiện rất nhiều những loại hình du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe mà khách du lịch quan tâm sẽ gợi mở cho việc phát triển các BĐS nghỉ dưỡng”.

Ông Tuấn cũng nhận định, thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam trong những năm vừa qua phát triển khá nhanh. Hiện nay, các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã xuất hiện khắp các vùng miền Việt Nam đặc biệt là các khu vực ven biển sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam nổi lên mạnh mẽ trong thời gian tới.

Với xu hướng phát triển sau khi kiểm soát tốt dịch bệnh, đây sẽ là giai đoạn du lịch bùng nổ trở lại vì cầu bị nén đã lâu, mà nhu cầu du lịch thì như lò xo bị nén lâu sẽ bật tăng. Cùng với xu hướng, yêu cầu về buồng phòng nói chung và cơ sở nghỉ dưỡng nói riêng sẽ phát triển rất nhanh.

Sự thích ứng của chủ đầu tư trước đại dịch

Đồng tình với nhận định trên, ông Vũ Văn Thành - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VNGroup cũng cho rằng: “Sau khi dịch bệnh được kiểm soát lượng người mong muốn được đi du lịch sẽ rất lớn. Với thực tế này, các chủ đầu tư cần thay đổi chiến lược của mình cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nếu như trước kia du khách hướng đến du lịch mang tính trải nghiệm và giải trí thì trong khoảng hai năm gần đây, đã hướng đến du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa và sức khỏe. Việc đi du lịch để thỏa mãn nhu cầu cá nhân trước đây thì nay là để tái tạo sức khỏe”.

Bất động sản - Du lịch phục hồi sau dịch - thời cơ của bất động sản nghỉ dưỡng (Hình 3).

Trong 3 quý năm 2021 có khoảng 10.000 sản phẩm BĐS du lịch được chào bán, tỉ lệ hấp thụ đạt 30-40%.

Ông Thành cho biết: “Sự thay đổi thể hiện rõ trong phong thái và cách đi du lịch của người nước ngoài, đặc biệt người châu Âu rất khác so với người Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, từ cách ăn mặc, chuẩn bị công cụ khi đi cũng như chọn địa điểm nghỉ dưỡng. Với những người có kinh nghiệm và hiểu về du lịch thường chọn những nơi yên bình để tái tạo cuộc sống, kết nối tình yêu thương gia đình và những cảm xúc. Khi một chuyến du lịch kết thúc sẽ có nhiều giá trị trong đó. Đây cũng là xu hướng mà các chủ đầu tư cần hướng đến.

Bên cạnh đó, số lượng dự án, các căn hộ nghỉ dưỡng, khách sạn… ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 30% so Thái Lan. Tôi cho rằng chúng ta phải tận dụng những điều kiện của Việt Nam để phát triển BĐS nghỉ dưỡng và coi đây là dòng BĐS đa giá trị, mang lại giá trị cho cả đất nước, doanh nghiệp và khách hàng. Việt Nam cần phải tận dụng các tiềm năng lợi thế này để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn".

Ông Vũ Anh Hà - Giám đốc Kinh doanh CTCP Đầu tư và phát triển Du lịch Vân Đồn, thành viên CEO Group cho biết thêm: "Thời gian vừa qua có rất nhiều khái niệm và loại hình BĐS, đó chính là sự tiến hóa để ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thực tế hiện nay, khoảng cách giữa BĐS nghỉ dưỡng và BĐS đô thị đã gần nhau hơn. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những khái niệm Resort Living của những khu đô thị nội đô mang phong cách của resort nghỉ dưỡng để khách hàng khi trở về nhà luôn thấy thoải mái nhất.

Ngược lại, trước đây ở các khu ven biển có những sản phẩm như condotel thì nay lại có sở hữu nghĩa là pháp lý vĩnh viễn. Chính điều này đã giải quyết rất nhiều nhu cầu cho khách hàng.

Hiện nay, trải nghiệm về du lịch nên có sự thay đổi để khi về phải thấy khỏe mạnh, nhiều năng lượng và gắn kết hơn với gia đình. Vì vậy, một tổ hợp du lịch cần nhiều hoạt động trải nghiệm. Đó là sự sôi nổi trong những ngày đầu tiên đến các khu vui chơi và sau đấy sẽ những ngày mua sắm ở một dãy phố trung tâm. Và những ngày cuối là thời gian ở lại trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp để thư giãn bên gia đình. Đây là trải nghiệm du lịch hoàn toàn trọn vẹn và đem lại giá trị nhiều hơn cho khách hàng".

Ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotel cũng cho rằng: “Hiện nay, yếu tố đem đến sự khác biệt cho ngành nghỉ dưỡng chủ yếu xoay quanh việc tạo ra trải nghiệm cho khách hàng. Chính vì vậy, để có thể theo kịp những xu thế mới cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, các chủ đầu tư có thể phát triển các sản phẩm mang lại trải nghiệm tốt hơn, từ đó sẽ tạo được sự khác biệt khi tham gia thị trường so với các sản phẩm du lịch thông thường trước đây, vốn tập trung đáp ứng khối lượng lớn hoạt động du lịch.

Theo tôi, Việt Nam cần thêm nhiều sản phẩm du lịch chất lượng đem đến những trải nghiệm độc đáo và tạo ra một “điểm đến” đúng nghĩa. Ví dụ như những khu nghỉ dưỡng sang trọng, khách sạn ứng dụng công nghệ, đa dạng các tiện ích giải trí… để hoàn thiện hệ sinh thái du lịch góp phần mở rộng và đa dạng hóa nguồn khách, không chỉ đáp ứng nhu cầu khách quốc tế mà cả khách trong nước".

Xem thêm: lmth.859335a-gnoud-ihgn-nas-gnod-tab-auc-oc-ioht-hcid-uas-ioh-cuhp-hcil-ud/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Du lịch phục hồi sau dịch - thời cơ của bất động sản nghỉ dưỡng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools