vĐồng tin tức tài chính 365

Yếu tố nào đánh giá Trung Quốc giàu nhất thế giới, vị trí này liệu có bền vững?

2021-11-17 09:24

Theo nghiên cứu mới được công bố của công ty tư vấn McKinsey & Co. về khối lượng tài sản toàn cầu, tài sản trên toàn thế giới đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ. Mức tăng mạnh nhất thuộc về Trung Quốc, giúp quốc gia này "soán ngôi" Mỹ, trở thành quốc gia có tổng tài sản lớn nhất thế giới.

Theo nghiên cứu, tổng tài sản ròng của thế giới tăng từ mức 156 nghìn tỷ USD năm 2000 lên mức 514 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 giá trị tài sản ròng tăng thêm.

Tài sản ròng của Trung Quốc tăng 113 nghìn tỷ USD, từ mức 7 nghìn tỷ USD vào năm 2000 lên mức 120 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Trong cùng khoảng thời gian đó, tổng tài sản ròng của Mỹ tăng gấp đôi lên 90 nghìn tỷ USD.

Như vậy, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia có khối tài sản ròng lớn nhất. Theo đánh giá từ các chuyên gia của McKinsey, giá bất động sản tăng mạnh chính là yếu tố khiến Mỹ tụt lại phía sau trong cuộc đua này.

Theo McKinsey & Co, khoảng 68% số tài sản này là bất động sản. Báo cáo của McKinsey & Co cũng chỉ ra giá trị ròng tăng mạnh trong hai thập kỷ qua đã vượt xa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và được thúc đẩy bởi giá bất động sản tăng chóng mặt do lãi suất thấp.

Tại cả Trung Quốc và Mỹ, hơn 2/3 tài sản thuộc về 10% những người giàu nhất và tỷ lệ này ngày càng tăng. Trong khi đó, sự giàu có đang gia tăng của Trung Quốc do giới siêu giàu và tầng lớp trung lưu nắm giữ. Theo nhà kinh tế trưởng Qu Hongbin của ngân hàng HSBC, ngay cả khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế giàu có nhất thế giới, mức độ giàu có của mỗi người dân Trung Quốc vẫn sẽ ít hơn 1/4 mức của Mỹ.

Như vậy, mức độ giàu có phân bố không đồng đều. Tăng trưởng kinh tế đã đưa hơn 800 triệu người dân Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo, nhưng bất bình đẳng về thu nhập và chênh lệch giàu nghèo vẫn gia tăng.

Theo ông Qu Hongbin, chỉ 1% hộ gia đình Trung Quốc sở hữu 30% tài sản đất nước. Ông cho rằng bất bình đẳng sẽ không tự điều chỉnh nếu không có sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc.

Một báo cáo khác của công ty xếp hạng Moody’s cho thấy bất động sản chiếm tới 80% tài sản của các hộ gia đình tại Trung Quốc, đồng thời chiếm đến 10% tổng thu nhập của người dân nước này. Có thể nói, đây là một trong những yếu tố khiến người giàu ở Trung Quốc lại càng giàu thêm, trong khi tầng lớp lao động trẻ chẳng còn mấy cơ hội.

Hãng tư vấn McKinsey & Co đánh giá giá bất động sản tăng cao là điều không bền vững. Tình trạng này có thể khiến nhiều người khó có thể sở hữu nhà, đồng thời đặt ra nguy cơ khủng hoảng tài chính tương tự như khủng hoảng ở Mỹ hồi năm 2008, khi vỡ bong bóng bất động sản.

Lần này, Trung Quốc có thể gặp những rắc rối tương tự khi các công ty phát triển bất động sản của quốc gia như Evergrande đang nợ nần chồng chất. McKinsey cảnh báo rằng giá bất động sản sụt giảm có thể khiến 1/3 tài sản toàn cầu "bốc hơi".

Chủ tịch Tập Cận Bình đã có những nỗ lực siết chặt kiểm soát ngành bất động sản vì mục tiêu "thịnh vượng chung". Trung Quốc sẽ không dùng bất động sản làm động lực thúc đẩy nền kinh tế như những năm trước và chấp nhận hệ quả suy giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

Xem thêm: nhc.61904046071111202-gnuv-neb-oc-ueil-yan-irt-iv-ioig-eht-tahn-uaig-couq-gnurt-aig-hnad-oan-ot-uey/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Yếu tố nào đánh giá Trung Quốc giàu nhất thế giới, vị trí này liệu có bền vững?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools