vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam sẽ sản xuất thuốc trị COVID-19?

2021-11-18 15:54

Được cấp phép, doanh nghiệp Việt đủ năng lực sản xuất

Cùng với thông tin từ Pfizer, hy vọng Việt Nam sớm chủ động được thuốc điều trị COVID-19 khi sắp tới có thể sẽ có 3 thuốc điều trị COVID-19 thể nhẹ được cấp phép lưu hành chính thức tại Việt Nam.

Với thuốc điều trị của Pfizer, Cục Quản lý dược cho biết từ 2 tháng trước, Bộ Y tế đã có đề xuất về nhu cầu thuốc điều trị COVID-19 gửi Pfizer và nếu được cho phép, Việt Nam cũng sẽ tham gia sản xuất thuốc này.

Cần có thuốc điều trị

Từ thời điểm nới giãn cách, số ca mắc COVID-19 trong nước đã tăng trở lại và càng ngày càng tiệm cận con số 10.000 ca mắc/ngày, gần bằng giai đoạn cao điểm của dịch. Hiện số ca tử vong cũng đang xấp xỉ 100 ca/ngày.

Số mắc và số tử vong này ở thời điểm độ bao phủ vắc xin tăng cao và Việt Nam đang gần đến ngày 100% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin cho thấy vai trò và sự cần thiết của thuốc điều trị: có vắc xin có thể giảm bớt số ca mắc, nhưng khi có nhiều ca mắc phải cần thuốc điều trị.

Theo một khảo sát quy mô nhỏ tại Việt Nam, có 97,5% người tiêm vắc xin Pfizer có sinh miễn dịch, tức vẫn còn 2,25% "lọt sổ", chưa kể nguy cơ nhiễm COVID-19 của những người có sinh miễn dịch nhưng hiệu quả thấp. Điều đó cho thấy sự cần thiết của thuốc điều trị.

Nhìn lại đợt dịch thứ tư vừa qua, một trong những nguyên nhân khiến ca tử vong cao là khả năng chống đỡ của hệ thống y tế khi số ca mắc mới tăng liên tục, vượt khả năng kiểm soát tại một số địa phương. Lúc này, nếu có thuốc điều trị có hiệu quả thì cơ hội giảm số tử vong là hoàn toàn có thể.

thuoc covid

Túi thuốc dành cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà có thuốc kháng virus Molnupiravir - Ảnh: THU HIẾN

Thuốc điều trị thử nghiệm thời gian qua thế nào?

Có một loại thuốc đã được thử nghiệm điều trị có kiểm soát tại các tỉnh thành thời gian qua và bước đầu cho thấy không có ca tử vong trong số người được sử dụng thuốc này là Molnupiravir.

Theo đánh giá của Cục Khoa học - công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế - đơn vị thực hiện thử nghiệm này, căn cứ kết quả sử dụng thuốc tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Phổi trung ương về tính an toàn và hiệu quả thuốc, Bộ Y tế đã cho phép triển khai chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại nhà và cộng đồng tại TP.HCM từ giữa tháng 8-2021 và hiện nay đã mở rộng triển khai tại 22 tỉnh thành.

Các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình tại 22 địa phương cho thấy thuốc có tính an toàn, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị, tỉ lệ chuyển nặng rất thấp, từ 0,02-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

Một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết tác dụng chính của thuốc này là ngăn chặn sự nhân lên của virus, vì vậy thuốc có tác dụng rõ rệt ở giai đoạn bệnh nhân ở thể nhẹ. "Nhưng khi bệnh đã đến giai đoạn suy hô hấp thì không có tác dụng" - vị này cho biết.

Thông tin từ Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, song song với quá trình thử nghiệm thuốc, cục và các nhà sản xuất đã chuẩn bị hồ sơ để Vụ Pháp chế, Bộ Y tế xem xét vướng mắc nếu muốn sản xuất và lưu hành rộng rãi hơn.

Theo Luật dược, một loại thuốc mới phải được thử nghiệm lâm sàng mới được cấp phép, trong khi Molnupiravir chỉ mới thử nghiệm điều trị và quy mô còn nhỏ. Theo thông tin Tuổi Trẻ có được, hiện đã có 3 nhà sản xuất thuốc này tại Việt Nam và sẵn sàng tham gia cung cấp khi thuốc có visa lưu hành.

LAN ANH

Việt Nam có năng lực sản xuất nếu có phép

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho rằng vấn đề hiện nay của thuốc Molnupiravir là chuyển giao công nghệ (bản quyền), còn nguyên liệu cũng như năng lực sản xuất trong nước đều có thể đáp ứng, đây không phải là vấn đề quá phức tạp.

"Thuốc là hóa chất, không phải là protein như vắc xin nên khi sản xuất xong là có thể biết có đạt chất lượng hay không" - ông Dũng nói.

Theo tìm hiểu, tại Việt Nam hiện nay Viện Hóa sinh biển (Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu và công bố thành công trong việc tạo ra quy trình tổng hợp và tinh chế hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot (quy mô lớn hơn nhiều so với quy mô phòng thí nghiệm, nhưng nhỏ hơn quy mô sản xuất).

Mới đây, đơn vị này đã ký kết hợp đồng chuyển giao quy trình sản xuất Molnupiravir quy mô pilot cho một công ty dược phẩm với mong muốn nhanh chóng có thuốc Molnupiravir của Việt Nam.

Ngoài ra theo thông tin từ cổng thông tin của Bộ Y tế, đơn vị này còn nghiên cứu các loại thuốc điều trị và đã đạt được những thành công như xây dựng được quy trình tổng hợp thuốc Favipiravir quy mô phòng thí nghiệm; nghiên cứu thành công giai đoạn tiền lâm sàng thuốc thử nghiệm điều trị COVID-19 từ thảo dược...

Một công ty dược phẩm nổi tiếng ở Việt Nam cho biết đơn vị đang chạy đua sản xuất một loại thuốc dùng điều trị COVID-19.

Thuốc này dạng chích, người mắc COVID-19 chỉ cần tiêm một mũi, thường sau 3-5 ngày sẽ phát huy tác dụng giảm tải lượng virus đáng kể (âm tính), không cho virus xâm nhập vào phổi, các mô, đường ruột và tim mạch.

"Thuốc này đã được Bộ Y tế cấp phép thử nghiệm giai đoạn đầu tại một số bệnh viện ở phía Nam và phía Bắc, bước đầu cho thấy hiệu quả, an toàn" - vị này nói.

HƯƠNG THẢO

Xem thêm: mth.9613348081111202-91-divoc-irt-couht-taux-nas-es-man-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam sẽ sản xuất thuốc trị COVID-19?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools