Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Càng về cuối năm, nhu cầu mua sắm ngày càng tăng và trong thời điểm dịch bệnh, thương mại điện tử phát triển mạnh khi các doanh nghiệp lập các website để kinh doanh cũng ngày càng nhiều.
Nhưng cùng với đó, số lượng các doanh nghiệp bị làm giả, làm gần giống hoặc mạo danh các trang thương mại điện tử cũng ngày càng nhiều qua các hình thức livestream, bán hàng trực tuyến…
Những mẫu túi có bề ngoài giống với mẫu túi của các nhãn hiệu nổi tiếng được bày bán tràn lan.
Cũng theo ghi nhận của phóng viên VTV, tại nhiều tài khoản trên mạng xã hội, những mẫu túi có bề ngoài giống với mẫu túi của các nhãn hiệu nổi tiếng được bày bán tràn lan.
Túi được chào bán có đủ các màu: xanh, đỏ, tím, vàng… và được bán với mức giá chỉ vài trăm ngàn đồng một sản phẩm với hộp đề rõ ràng tên thương hiệu Hermes, Gucci hay YSL…
Bán túi rẻ bằng cách livestream trực tuyến, khẳng định sản phẩm của mình là hàng chất lượng giống với hàng thật là cách mà các facebook lấy lòng tin của khách.
Thời điểm này các hoạt động mua sắm cuối năm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều chương trình mua sắm với giá hấp dẫn đã đồng loạt triển khai. Tuy nhiên khi mua hàng, không phải khách hàng nào cũng quan tâm nguồn gốc hàng hóa mình mua.
Tình trạng vi phạm này không chỉ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, mà còn làm méo mó thị trường thương mại điện tử của Việt Nam.
Khó khăn quản lý thương mại điện tử
Sự phát triển của công nghệ, tính năng phát trực tiếp ngày càng được nhiều người bán hàng, từ cá nhân đến doanh nghiệp, tận dụng để quảng cáo và bán hàng. Vì vậy, việc bổ sung kịp thời các chế tài đủ mạnh là điều cần thiết vào lúc này bởi thương mại điện tử đã phát triển nhanh hơn rất nhiều so với hành lang pháp lý đã có.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.
Bởi nếu mua hàng tại các trang giả mạo, ngoài việc mua phải hàng không đảm bảo chất lượng, thông tin của khách hàng có thể sẽ bị lưu trữ lại hoặc bị bán cho bên thứ ba.
Người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu các sàn sàn thương mại điện tử, các chủ sở hữu website siết chặt kiểm duyệt hàng hóa trên sàn. Tuy nhiên, với các website tự phát hay mạng xã hội, ngành Công Thương chỉ có thể khuyến cáo người dùng chọn mua hàng trên nền tảng có uy tín, thương hiệu rõ ràng.
Cục Thương mại điện tử và Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các lực lượng, với trách nhiệm của các cơ quan liên quan như địa phương, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, người kinh doanh, gắn tuyên truyền phổ biến pháp luật.
VTV.vn - Doanh số thương mại điện tử của cả thế giới năm 2020 là 2.854,8 tỷ USD và dự báo tăng 47% lên 4.198,5 tỷ USD vào năm 2025.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.1074639102111202-tenretni-nert-iol-curt-peihgn-hnaod-hnad-oam-gnart-hnit-nal-nart/et-hnik/nv.vtv