Có gần 200 mã chứng khoán bị giảm sàn trong phiên 22-11, trong đó có nhiều cổ phiếu đầu cơ - Ảnh: BÔNG MAI
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tuần 22-11 có sự phân hóa rõ rệt ở nhiều nhóm ngành, dòng tiền tiếp tục đổ dồn vào mua cổ phiếu dòng ngân hàng, đồng thời rút ra khỏi nhóm năng lượng, bất động sản.
Cụ thể, các ngân hàng có cổ phiếu hưởng lợi, tăng đáng kể phải kể đến Vietinbank (CTG), Vietcombank (VCB), BIDV (BID), VIB (VIB), HDBank (HDB), TPBank (TPB), MBBank (MBB)... Với diễn biến này, không ít nhà đầu tư đã được thở phào nhẹ nhõm.
Ngược lại, áp lực bán lại đè lên các cổ phiếu nhóm ngành khai khoáng như CCL (Đầu tư và phát triển đô thị dầu khí Cửu Long), PVC (Tổng công ty Hóa chất và dịch vụ dầu khí), KSQ (CNC Capital Việt Nam)...
Song song đó, cổ phiếu của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản cũng bị rớt giá mạnh, chen chút nằm sàn, trong đó có ITA (Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo), L18 (Đầu tư và xây dựng Số 18), HQC (Địa ốc Hoàng Quân), HAR (Bất động sản An Dương Thảo Điền), DIG (Tổng CTCP đầu tư phát triển Xây dựng), DXG (Tập đoàn Đất Xanh), DRH Holdings (DRH), CKG (Tập đoàn Tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang)...
Đáng chú ý, khi chỉ số chứng khoán đại diện cho sàn TP.HCM (HoSE) chỉ giảm nhẹ, có tới 111 thành viên thuộc sàn này rơi vào cảnh bị bán tháo, rớt xuống giá sàn.
Nếu tính trên toàn thị trường thì chốt phiên 22-11 có đến 196 mã chứng khoán bị nằm sàn, trong đó nhiều mã thuộc nhóm penny - các cổ phiếu thường chứa đựng yếu tố đầu cơ - bị kích hoạt bán mạnh.
Sau hơn chục phiên kéo tăng trần liên tiếp, hôm nay cổ phiếu của CTCP Tập đoàn CEO chính thức giảm mạnh (-6,67 điểm) xuống còn 29.400 điểm.
Chỉ mới hôm qua, nhiều nhà đầu tư vẫn còn tràn đầy tự tin, nhưng hôm nay lại phải "cay mắt" nhìn cổ phiếu của ROS (Xây dựng FLC Faros), HAI (Nông dược H.A.I), AMD (Đầu tư và khoáng sản FLC Stone), KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS), VGC (Tổng công ty Viglacera), GEX (Tập đoàn Gelex), Quốc Cường Gia Lai (QCG), MHC (MHC)... giảm sàn.
Xét cụ thể từng lĩnh vực, chỉ số ngành tài chính tăng mạnh nhất, sau đó là ngành nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng thiết yếu. Ngành năng lượng, dịch vụ tiện ích, công nghiệp, bất động sản... bị sụt giảm mạnh.
Sau khi trải qua giằng co, chốt phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số chứng khoán VN-Index chính thức giảm 5,1 điểm (-0,35%) xuống 1.447,25 điểm. Thanh khoản sàn này nằm mức hơn 36.576 tỉ đồng.
Điểm sáng trong ngày là rổ VN30 vẫn giữ mức tăng trưởng, cộng thêm 16,99 điểm (+1,13%) lên 1.517 điểm.
Dưới áp lực bán, chỉ số sàn HNX và rổ HNX lần lượt giảm 9,35 điểm (-2,06%) xuống 444,62 điểm và 14,61 điểm (-1,95%) xuống 733,85 điểm. Dòng tiền rút ra, sàn UPCoM đóng cửa khi giảm 1,28 điểm (-1,13%) xuống 111,96 điểm.
Tổng giá trị giao dịch trong ngày trên ba sàn chính nằm mốc 45.505 tỉ đồng, giảm khoảng 19% so với phiên trước.
Sau 3 phiên bán ròng liên tiếp, hôm nay nhà đầu tư nước ngoài đã đảo chiều mua ròng hơn 566 tỉ đồng.
TTO - 'Nền kinh tế thực đang ốm yếu, doanh nghiệp kiệt sức, thị trường chứng khoán trồi sụt thất thường tạo ra rủi ro tiềm ẩn nguy hại, đây là vấn đề nóng, khẩn cấp hơn là chỉ quan tâm GDP bao nhiêu, tăng trưởng hay không'.
Xem thêm: mth.3963535122111202-nas-man-naohk-gnuhc-am-002-nag-nihn-tam-yac/nv.ertiout