vĐồng tin tức tài chính 365

WB: Kiều hối về Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới

2021-11-23 15:54

Ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD dự báo Việt Nam đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về lượng kiều hối trong năm 2021, ở mức 18,1 tỷ USD, theo một báo cáo ngắn mới xuất bản. Trong năm 2020, lượng kiều hối về Việt Nam là 17,2 tỷ USD, đứng thứ 11 thế giới. 

Tổng kiều hối về các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ tăng 7,3%, lên mức 589 tỷ USD trong năm 2021. Sự phục hồi này cao hơn mức ước tính trước đó và duy trì xu thế vững chắc của năm 2020, khi kiều hối chỉ giảm 1,7% dù đại dịch Covid-19 đã kéo nền kinh tế thế giới vào suy thoái. 

Kiều hối về các nước thu nhập thấp và trung bình (trừ Trung Quốc) được kỳ vọng sẽ vượt tổng giá trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cộng lại trong năm thứ hai liên tiếp. Thực tế này nhấn mạnh vai trò quan trọng của kiều hối trong việc cung cấp nguồn thu nhập thiết yếu dành cho lương thực, chăm sóc y tế và giáo dục tại các nước quê hương của người di cư, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Ông Michal Rutkowski, Giám đốc Toàn cầu của World Bank về An sinh xã hội và Việc làm cho biết: “Dòng kiều hối từ người di cư đã cùng các chương trình hỗ trợ trực tiếp bằng tiền giúp đỡ nhiều gia đình chịu đựng khó khăn kinh tế do đại dịch Covid-19. Do đó, các quốc gia cần có chính sách tạo điều kiện cho dòng kiều hối được trở về dễ dàng nếu muốn nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch”. 

Các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kiều hối toàn cầu bao gồm quyết tâm nuôi sống và giúp đỡ gia đình của người di cư, cùng với đó là sự phục hồi kinh tế ở châu Âu và Mỹ, bản thân sự phục hồi này được hỗ trợ bởi các gói kích thích kinh tế và chương trình hỗ trợ việc làm. Tại các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) và Nga, sự phục hồi của dòng kiều hối sang các nước khác còn được thúc đẩy bởi giá dầu tăng và hoạt động kinh tế tăng theo. 

Kiều hối tăng mạnh tại hầu hết các khu vực. Dòng kiều hối tăng 21,6% tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, 9,7% tại Trung Đông và Bắc Phi, 8% tại Nam Á, 6,2% tại Châu Phi Hạ Sahara, và 5,3% tại châu Âu và Trung Á. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kiều hối giảm 4%, nhưng nếu không tính Trung Quốc thì kiều hối tăng 1,4%. Tăng trưởng kiều hối đặc biệt mạnh tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe chủ yếu là do kinh tế phục hồi tại Mỹ và một số yếu tố khác, bao gồm việc người di cư phản ứng với thiên tai tại quê hương và kiều hối gửi đến người di cư. 

Tài chính - Ngân hàng - WB: Kiều hối về Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới

Kiều hối về Việt Nam năm 2021 ước tính ở mức 18,1 tỷ USD. Ảnh: Internet. 

Theo Cơ sở dữ liệu Chi phí Kiều hối Toàn cầu của WB, chi phí gửi kiều hối qua biên giới (được tính trên 200 USD tiền gửi về) tiếp tục ở mức cao, trung bình là 6,4% lượng kiều hối trong quý 1/2021. Tỉ lệ này cao gấp đôi mức 3% nằm trong Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Chi phí theo tỉ lệ cao nhất ở khu vực Châu Phi Hạ Sahara (8%) và thấp nhất ở Nam Á (4,6%). Dữ liệu cũng cho thấy rằng chi phí cao hơn khi kiều hối được gửi qua ngân hàng, so với các kênh điện tử hoặc dịch vụ chuyển tiền bằng tiền mặt.

Chủ tịch KNOMAD Dilip Ratha và tác giả đầu của bản báo cáo này cho rằng các quốc gia cần mở rộng quyền tiếp cận tài khoản ngân hàng và dịch vụ chuyển tiền cho người di cư nếu muốn dòng kiều hối tiếp tục tăng trưởng, đồng thời bảo vệ họ khỏi việc bị lạm dụng về lương bổng và quyền được tiêm vắc-xin. 

Kiều hối được dự báo sẽ tăng 2,6% trong năm 2022. Rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và kiều hối nói riêng ở quy mô toàn cầu là việc số ca Covid-19 tăng trở lại và các biện pháp hạn chế đi lại được tái lập. Bên cạnh đó, khi kinh tế phục hồi đủ, việc chấm dứt gói kích thích và ngừng hỗ trợ lao động cũng có thể làm giảm lượng kiều hối. 

 

Xem thêm: lmth.977435a-od-court-oab-ud-touv-es-1202-man-uac-naot-ioh-ueik-bw/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“WB: Kiều hối về Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools