Thậm chí, một số ngân hàng còn tặng thêm lãi suất để khuyến khích người dân gửi tiết kiệm trực tuyến.
Bà Nguyễn Thị Dậu, Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Nội có thói quen gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Kỳ hạn 6 tháng được bà và nhiều khách hàng đang ưu tiên lựa chọn.
"Giờ có tiền thì muốn gửi tiết kiệm vào ngân hàng để lấy lãi hàng tháng", bà Nguyễn Thị Dậu cho biết.
"Thay vì đầu tư ở các kênh khác, gửi tiết kiệm ở ngân hàng an toàn hơn", chị Vương Nhàn, Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội, cho hay.
Từ đầu tháng 11, lãi suất huy động tại một số ngân hàng bắt đầu tăng nhẹ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Khảo sát trên thị trường lãi suất ngân hàng có thể thấy một số ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ từ 0,1 - 0,3% ở kỳ hạn dưới 3 tháng và từ 12 tháng trở lên.
Giới chuyên gia nhận định, do áp lực lạm phát thường cao hơn vào nửa cuối năm. Do đó, các ngân hàng thương mại cần duy trì mặt bằng lãi suất huy động hấp dẫn nhằm huy động vốn trong bối cảnh cạnh tranh cao hơn từ các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán.
"Các tổ chức tín dụng cũng đã có một số hình thức phải đa dạng hóa, thậm chí phải tăng nhẹ lãi suất để thu hút tốt hơn tiền gửi từ các doanh nghiệp và người dân để đảm bảo cơ cấu lại nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho vững chắc hơn", ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, chia sẻ.
Theo dự báo của các chuyên gia trong năm tới, lãi suất vẫn sẽ chịu nhiều áp lực tăng nhẹ, đặc biệt là trong nửa cuối năm khi kinh tế phục hồi mạnh hơn và xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới.
VTV.vn - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh nếu nguồn lực của tổ chức tín dụng suy giảm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động, tính an toàn của hệ thống
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.30961205132111202-man-iouc-pid-ehn-gnat-meik-teit-taus-ial/et-hnik/nv.vtv