vĐồng tin tức tài chính 365

Dư địa xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Nga rất lớn

2021-11-23 19:46

Dư địa xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Nga rất lớn nhưng chỉ mới có 50 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép. Cần khai thác thị trường tiềm năng này.

Chỉ mới 50 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu sang Nga

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt khoảng 469 triệu USD tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2020. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nga chủ yếu là các mặt hàng thủy sản, cà phê, điều, trái cây, chè, gỗ, gạo. Nhập khẩu từ Nga chủ yếu thủy sản, lúa mỳ, phân bón, gỗ, gần đây là các sản phẩm thịt, sữa.

Mặc dù Việt Nam đang giữ vị trí số 1 về kim ngạch thương mại với Liên bang Nga trong số các quốc gia của khu vực Đông Nam Á và là đối tác thương mại thứ 6 của Liên bang Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng hiện nay, Nga mới chỉ cấp phép cho 50 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga. Việt Nam cũng đã đề nghị Nga mở cửa cho thị trường các sản phẩm chăn nuôi nhưng phía Nga mới đồng ý 2 sản phẩm là thịt gà/gia cầm chế biến và sữa.

Theo Bộ NNPTNT, thủy sản (gồm các mặt hàng cá tra, tôm, cá ngừ, surimi, cá khô) là ngành có lợi thế mũi nhọn của Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn do Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga cấp phép rất “cầm chừng”. Đến nay, mới chỉ có  49 doanh nghiệp được phép trong tổng số gần 200 doanh nghiệp đã nộp đơn. Cơ quan của Bộ NNPTNT đã trao đổi, đề nghị với Cơ quan kiểm dịch động thực vật Nga (FSVPS) đẩy nhanh thủ tục vì đây các sản phẩm không cạnh tranh trực tiếp với ngành thủy sản nước lạnh của Nga.

Tìm hướng phát triển thương mại Việt - Nga lên mức độ mới

Chiều 23.11, tại “Diễn đàn trực tuyến thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản, thủy sản Việt Nam - Liên bang Nga” do Bộ NNPTNT Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga - ông Sergey Lvovich Levin đánh giá: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (AEAU) đã mở ra cơ hội về thương mại mạnh mẽ cho 2 nước. Việt Nam là một trong những thị trường năng động và phát triển trong khu vực. Thời gian qua, mặc dù đại dịch COVID-19 nhưng thương mại nông nghiệp giữa hai nước vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Hai nước có thể phát triển thương mại nông nghiệp lên mức độ mới.

Ông Dương Hoàng Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga nêu ý kiến: Hiện nay các doanh nghiệp Việt tìm hiểu thị trường tại Nga còn hạn chế. Để tiếp tục thúc đẩy thương mại nông, thủy sang Nga, các doanh nghiệp cần tham gia vào các triển lãm lớn của Nga hàng năm để tìm hiểu thị trường. Nếu doanh nghiệp làm tốt khâu thị trường thì sẽ tăng được lượng hàng hóa xuất khẩu sang Nga. 

Bà Tô Tường Lan - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đánh giá, Nga là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam với sức tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, số doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Nga còn hạn chế, thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài..., việc giải trình và khắc phục đối với những lô hàng bị cảnh báo, gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn chưa được xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng đến quy trình  xuất khẩu của doanh nghiệp.

Trao đổi về tiềm năng thương mại hai chiều, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh, hai bên nên tập trung vào những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, cụ thể phía Việt Nam là thủy sản, càphê, chè, tiêu, trái cây, cao su…; phía Nga là các sản phẩm thịt, lúa mỳ, phân bón, sữa… 

Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục đàm phán với Cơ quan kiểm dịch động thực vật Nga (FSVPS) nhằm tìm hiểu và tháo gỡ các khó khăn từ 2 phía, đặc biệt là các quy trình kiểm dịch nhập khẩu thủy sản và các lỗi thường gặp của các doanh nghiệp; định hướng đề xuất một số phương án “đánh đổi” (trade-off). Trong đó, ưu tiên cân đối giữa cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu thịt và thủy sản mới của Nga, với số lượng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là cá tra, cá ngừ, tôm.

Hai bên phối hợp tìm giải pháp xử lý các vấn đề về kỹ thuật. Cụ thể, từ Nga sang Việt Nam: Lúa mỳ, giấy chứng nhận thú y đối với thịt và áp dụng chứng nhận thú y điện tử. Từ Việt Nam sang Nga: Giảm bớt chỉ tiêu an toàn thực phẩm của FSVPS đang áp dụng kiểm soát thủy sản nhập khẩu (áp dụng giới hạn chỉ tiêu coliforms, vi sinh vật hiếu khí ưa ẩm và kỵ khí tùy nghi đối với sản phẩm đông lạnh nấu chín trước khi ăn, mức dư lượng tối đa cho phép đối với Oxytetracyline trong thủy sản)…

Kim ngạch thương mại Việt - Nga hai chiều giai đoạn 2018-2020 vào khoảng 4,5 tỉ USD/năm; trong đó nông sản chiếm khoảng 18-20%, tương đương 900 triệu USD/năm. 

Xem thêm: odl.540779-nol-tar-agn-gnas-nas-yuht-mal-gnon-uahk-taux-aid-ud/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dư địa xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Nga rất lớn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools