vĐồng tin tức tài chính 365

Thiếu nhân lực, lao động tại chỗ dốc sức cho mùa thu hoạch cà phê

2021-11-25 15:02

Gia Lai - Những ngày này, nhiều lao động ở tỉnh Gia Lai đang tập trung thu hái cà phê dưới các nương rẫy rộng bạt ngàn. Người lao động mang theo cả con nhỏ, ăn ở tại các lán trại, nhà dân quanh rẫy cho tiện việc thu hoạch mùa cà phê.

Gia Lai cần hàng nghìn lao động cho vụ thu hái cà phê năm nay. Ảnh T.T
Gia Lai cần hàng nghìn lao động cho vụ thu hái cà phê năm nay. Ảnh T.T

Gia Lai là “thủ phủ” cà phê của vùng Tây Nguyên với hơn 87.700ha, dưới những rẫy cà phê, hàng nghìn lao động đang miệt mài thu hái. Anh Siu Hen (39 tuổi, trú ở Buôn Tham, xã Ia Tróc, huyện Ia Pa) cùng vợ là chị Ksor Neo (38 tuổi) miệt mài trải bạt, hái những hạt cà phê chín đỏ. Cạnh đó, cháu Ksor Hốt (12 tuổi) cùng phụ bố mẹ thu dọn lá để làm sạch những hạt cà phê.

Các em nhỏ sau giờ đến trường cũng phụ bố mẹ hái cà phê. Ảnh T.T
Các em nhỏ sau giờ đến trường cũng phụ bố mẹ hái cà phê. Ảnh T.T

Mồ hôi lấm tấm vì công việc mệt nhọc hiện lên gương mặt, Siu Hen cho biết: “Hai vợ chồng ở nhà quanh năm trồng lúa trồng mì, dịp cuối năm lại khăn gói lên xã Ia Bă, huyện Ia Grai thu hái cà phê kiếm tiền tiêu Tết. Năm nay, do dịch bệnh nên việc đi lại giữa các địa phương gặp khó khăn, gia đình xin ở nhờ nhà người dì để tiện cho việc hái cà phê”.

Tiền công năm nay cao hơn so với mọi năm với giá 90.000 đồng/tạ. Trung bình  mỗi ngày, hai vợ chồng hái được 6-8 tạ cà phê, tiền công thu về trên 500.000 đồng/ngày. Một tháng thu hoạch cà phê, hai vợ chồng Hiu Sen có thể bỏ túi hơn 15 triệu đồng, có khoản mua sắm áo quần, sách vở cho con nhỏ.  

Người lao động mang theo cả con nhỏ dưới tán cây cà phê. Ảnh T.T
Người lao động mang theo cả con nhỏ dưới tán cây cà phê. Ảnh T.T

Do năm nay dịch bệnh COVID-19 nên các nhân công quê Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định không lên Gia Lai đông như mọi năm. Quanh những rẫy cà phê ở huyện Ia Grai, chủ yếu là các nhân công ở huyện Phú Thiện, Ayun Pa, Ia Pa…

Nhiều gia đình mang theo con nhỏ, sau buổi chiều tối, họ trở về các lại trán hoặc xin ở nhờ nhà dân, chủ vườn cà phê nghỉ lại qua ngày. Người lao động không đi đâu xa khỏi địa bàn và rẫy cà phê do lo sợ dịch bệnh và lệnh phong tỏa.

Hạt cà phê Tây Nguyên cung cấp cho thị trường trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Ảnh T.T
Hạt cà phê Tây Nguyên cung cấp cho thị trường trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Ảnh T.T

Bà Nguyễn Thị Ngọc, người dân thôn Ngai Yố, xã Ia Bă, huyện Ia Grai cho biết, gia đình có hơn 1ha cà phê, năm nay mất mùa được 5 tấn cà phê, trong khi mọi năm thu hoạch được 6-7 tấn. Gia đình bà thuê 6 nhân công thu hái trong vòng 5-6 ngày.

Người dân đưa cà phê vào máy để xay và tách vỏ. Ảnh T.T
Người dân đưa cà phê vào máy để xay và tách vỏ. Ảnh T.T

“Do nhân công không có nên với những vườn cà phê chưa kịp chín, gia đình cũng đồng ý thu hái hết, để lao động sớm được về nhà. Giá cà phê nhân năm nay tăng nhẹ, dao động từ 40.000-43.000 đồng/kg, chủ vườn cũng thu về lợi nhuận khiêm tốn. Trong khi thời kỳ đỉnh cao những năm trước, giá cà phê nhân lên trên 90.000 đồng/kg”.

Ly cà phê thơm ngon nơi phố thị có vị mặn mồ hôi của người lao động. Ảnh T.T
Ly cà phê thơm ngon nơi phố thị có vị mặn mồ hôi của người lao động. Ảnh T.T

Theo bà Ngọc, số lao động hồi hương từ các tỉnh thành miền Nam trở về với số lượng lớn, trên 22.000 người. Tuy nhiên, hầu hết số nhân công này muốn mức thuê hái từ 100.000-120.000 đồng/tạ, cao hơn so với số lao động quen thuộc ở tại địa phương và người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong quá trình nhân công thu hái cà phê, gia đình bà chủ vườn luôn tạo điều kiện, hỗ trợ các lao động và gia đình của họ.     

Xem thêm: odl.646779-ehp-ac-hcaoh-uht-aum-ohc-cus-cod-ohc-iat-gnod-oal-cul-nahn-ueiht/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thiếu nhân lực, lao động tại chỗ dốc sức cho mùa thu hoạch cà phê”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools