Gần đây, đất hiếm trở thành đề tài nóng hổi tại Trung Quốc khi nhu cầu tăng mạnh, nguồn cung suy giảm. Giá đất hiếm phá kỉ lục 10 năm qua là minh chứng rõ nhất cho tầm ảnh hưởng của nhóm các nguyên tố này.
Thông tin thêm về đất hiếm, Mary Hui, một phóng viên tại Hồng Kông, đã đưa ra một số thông tin mới về tình hình đất hiếm ở Trung Quốc và trên thế giới. Nhiều bài viết của Mary Hui đã được đăng tải trên các trang South China Morning Post (SCMP), The New York Times, The Washington Post và CityLab.
Chính sách đất hiếm của Trung Quốc
Đất hiếm là loại vật chất có từ tính. Vì vậy, chúng trở thành nguyên liệu phù hợp để làm pin. Hay nói cách khác, pin làm với đất hiếm có thể mang nhiều năng lượng hơn trên một lượng trọng lượng nhất định. Đất hiếm còn phát quang, mang tính điện và có tính xúc tác, nghĩa là đất hiếm có thể làm chất xúc tác hoặc hỗ trợ cho một số phản ứng hóa học nhất định diễn ra nhanh hơn.
Đất hiếm cũng rất cần thiết với ngành sản xuất công nghệ cao. Một lượng rất lớn đất hiếm sẽ cần thiết cho những thứ như xe điện và tua-bin gió - những thứ sẽ rất quan trọng để giảm lượng khí thải carbon. Vì vậy, có thể nói rằng đất hiếm đang thực sự đi đầu trong cuộc đối thoại toàn cầu hiện tại.
Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu đất hiếm lớn nhờ thay đổi lớn trong chính sách.
Tuy nhiên, việc khai thác đất hiếm không hề dễ dàng. Đầu tiên, phải khai thác quặng từ mặt đất, sau đó cần nghiền nát, tinh lọc và cho vào các lò nhiệt độ cao. Công đoạn tiếp theo là rửa bằng nước để loại bỏ các tạp chất trước khi phân tách các chất riêng biệt từ những dung dịch chứa kim loại. Sau nhiều công đoạn, nhà máy mới thu được kim loại đất hiếm tinh khiết hoặc các oxit đất hiếm. Sản phẩm cuối này được bán cho các công ty cần những thứ đó để làm nam châm đất hiếm hoặc pin.
Trung Quốc không ngẫu nhiên trở thành nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất. Nước này thực sự đạt mục tiêu đó bằng cách sử dụng chính sách công nghiệp có mục tiêu.
Ví dụ, từ những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu sử dụng các khoản giảm thuế xuất khẩu để khuyến khích sản xuất đất hiếm. Vì vậy, các nhà sản xuất đã được trả lại thuế bằng cách xuất khẩu đất hiếm. Sau đó, chính phủ muốn sửa đổi và tạo ra cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp đất hiếm. Vào những năm 90, Trung Quốc đã vào cuộc nghiêm túc. Thay vì giảm thuế xuất khẩu đất hiếm, Trung Quốc đưa ra hạn ngạch xuất khẩu để ưu đãi một số mặt hàng xuất khẩu đất hiếm. Bắc Kinh muốn ưu tiên xuất khẩu đất hiếm đã qua xử lý tay vì đất hiếm ở dạng thô.
Tới những năm 2000, hoạt động khai thác và chế biến đất hiếm ở nước ngoài ngày càng sổi nổi, kéo theo cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Trung Quốc lo ngại trước hiện tượng này và đặt toàn bộ mục tiêu vào đảm bảo rằng lượng đất hiếm xuất khẩu của Trung Quốc không bị bán với giá rẻ mạt - còn được gọi là "giá bắp cải", thấp hơn nhiều so với giá trị thực của chúng.
Những nỗ lực của Trung Quốc dường như đã có hiệu quả. Mới đây, ngày 10/11, trong vòng 3 phút sau khi mở cửa, cuộc đấu giá Công nghệ cao lần thứ 85 của Tập đoàn Đất hiếm Bắc Trung Quốc đã ghi nhận 4 lô hàng tổng cộng 20 tấn neodymium praseodymium được chốt với "mức giá trên trời" ở mức 930.000 nhân dân tệ/tấn (tương đương 145.452 USD). Điều đó đồng nghĩa với việc 20 tấn đất hiếm này có giá 2,9 triệu USD, khoảng 60 tỉ VNĐ.
Đáng lưu ý, trước đó, ngày 28/10, giá bán của lô đất hiếm tương tự mới chỉ có 735.000 nhân dân tệ/tấn (115.000USD, tương đương mức tăng giá khoảng 26% chỉ sau 2 tuần).
Giá đất hiếm đang tăng đột biến ở Trung Quốc. Các loại được sử dụng để làm nam châm vĩnh cửu tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt. Giá đã tăng gần gấp đôi trong năm nay.