Trong ngày Black Friday, hoạt động tại một số trung tâm mua sắm trầm lắng hơn so với những năm trước.
Vào sáng sớm, người dân bắt đầu xếp hàng, nhưng không còn cảnh chen lấn, xô đẩy. Tới đầu giờ chiều, khách hàng đến mua sắm tấp nập hơn, nhưng chưa thể đạt như thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Trong đó, một số ngành hàng như thời trang, quà tặng, đồ chơi trẻ em… thu hút khách mua đông nhất.
Tình trạng hết hàng cũng xảy ra, tập trung ở nhóm các mặt hàng gia dụng và may mặc cơ bản. Năm nay, các chương trình giảm giá cũng thấp hơn nhiều so với mọi năm, chỉ quanh mức 20 - 50%.
Năm nay, nhiều nhà bán lẻ lớn tại Mỹ đã bắt đầu dịp mua sắm Black Friday sớm hơn thường lệ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Shutterstock)
Khảo sát một số khách hàng, năm nay người dân chuộng hình thức mua sắm trực tuyến hơn mua trực tiếp tại cửa hàng.
Theo các chuyên gia, nỗi lo COVID-19 và các mặt hàng được giảm giá thấp hơn do khan hiếm nguồn cung là những nguyên nhân chính làm thay đổi thói quen mua sắm của người dân Mỹ.
Tuy nhiên về tổng thể, theo Công ty Mastercard, doanh số ngày Black Friday năm nay sẽ tăng hơn 12% so với năm 2020. Trong đó, doanh thu từ mua sắm trực tuyến có thể đạt 9,6 tỷ USD.
Năm nay, nhiều nhà bán lẻ lớn tại Mỹ đã bắt đầu dịp mua sắm Black Friday sớm hơn thường lệ. Những hạn chế do đại dịch đã buộc các doanh nghiệp phải mở rộng hình thức thương mại trực tuyến và giao hàng, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng không nên chỉ tập trung săn hàng giảm giá trong dịp Lễ Tạ ơn.
VTV.vn - Trong mùa mua sắm năm nay, các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Mỹ đã phải thực hiện một số điều chỉnh trong bối cảnh tắc nghẽn chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.99004719072111202-yadirf-kcalb-yagn-mas-aum-neuq-ioht-iod-yaht-ym-iougn/et-hnik/nv.vtv