vĐồng tin tức tài chính 365

Tràn lan ‘cò đất’ rao bán bất động sản sai sự thật

2021-11-30 14:17

“Cò đất” rao bán sai sự thật, ăn chênh

Mới đây, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Tổng công ty HUD) đã cảnh báo việc mạo danh chủ đầu tư để chào bán sản phẩm tại Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (huyện Mê Linh, TP.Hà Nội).

Cụ thể, công tác xây dựng nhà ở thấp tầng tại Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (Hud Mê Linh Central) tại Xã Thanh Lâm và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh đang được Tổng công ty HUD triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng, chưa đủ điều kiện thực hiện kinh doanh theo phương thức bán nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên một số trang web và mạng xã hội có một số đơn vị, cá nhân mạo danh là chủ đầu tư để thực hiện việc quảng cáo, tiếp thị chào bán sản phẩm bất động sản của dự án không đúng với sự thật.

"Các hành vi này gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Tổng công ty HUD đồng thời có thể có dấu hiệu lừa đảo khách hàng", doanh nghiệp này nhấn mạnh.

Tổng công ty HUD cũng cho biết, khi có kế hoạch kinh doanh và đủ điều kiện để kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật, Tổng công ty sẽ có thông báo chính thức trên Website của Tổng công ty HUD về các loại sản phẩm, giá sản phẩm và đơn vị phân phối chính thức của dự án.

Trước đó, trên nhiều trang rao vặt bất động sản, mạng xã hội đã xuất hiện hàng loạt thông tin rao bán bất động sản tại Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2. Theo bảng hàng "cò đất", giá lô đất giao động từ 24 triệu/m2 đến 28 triệu/m2. Ngoài việc gạ vào tiền cọc để giữ chỗ, "cò đất" còn tư vấn, giá vào hợp đồng cho mỗi lô đất 125 m2 chỉ 11 triệu đồng /m2, còn lại là tiền chênh.

Tương tự như sự việc Tổng công ty HUD cảnh báo trên, trước đó, ngay trong báo cáo thị trường quý II/2021, Bộ Xây dựng đã lưu ý các địa phương cần chú ý nội dung báo chí phản ánh tại một số tỉnh/thành phố như: TP.HCM, Hà Nội… xuất hiện hiện tượng trên các trang thông tin về bất động sản, rất nhiều đơn vị môi giới bất động sản đã mạo danh chủ đầu tư rao bán, tìm đủ mọi cách lừa người mua đặt cọc nhà ở xã hội.

Sàn giao dịch cấu kết “thổi giá”

Tại Hội thảo "Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay" được tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh, thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính minh bạch, dẫn đến tình trạng thông qua các dự án bất động sản, nhà ở chưa đủ cơ sở pháp lý, điều kiện huy động vốn hoặc dự án không có thật (dự án ma) để lừa đảo, chiếm dụng tiền huy động của người mua; hay việc lợi dụng các thông tin về quy hoạch, về nâng cấp đô thị, cấp hành chính để thối giá, gây sốt ảo bất động sản.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ, hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản còn tồn tại nhiều bất cập, khiến công tác quản lý nhà nước về giao dịch bất động sản gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, chưa hình thành được hệ thống giao dịch được kiểm soát, đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch bất động sản, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Còn có hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau "ôm hàng", "làm giá", "tạo sóng", " thổi giá", gây "sốt ảo" ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.

“Đội ngũ làm môi giới bất động sản còn yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn chộp giật, không chịu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng. Bên cạnh đó, không ít những người hoạt động môi giới tự do, không có chứng chỉ môi giới bất động sản”, vị Thứ trưởng nói.

Trước tình trạng "cò đất" thổi giá, rao bán, huy động vốn khi chưa được phép, chưa đủ điều kiện đã chuyển nhượng, mua bán... ngày càng phức tạp, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cảnh báo, đối với những thị trường bất động sản vùng ven, tỉnh lẻ ở thời điểm hiện tại trước khi đầu tư đất nền cần phải hết sức lưu ý vì trong mấy tháng đầu năm đã xảy ra tình trạng "sốt ảo", nhiều nhà đầu tư đã "ôm hận". Bởi khi "sốt ảo" giá đất bị đẩy lên quá mức nên nếu đầu tư lúc này chỉ có thua thiệt.

Trước đó, để chấn chỉnh hành vi "thổi giá", Bộ Xây dựng cũng yêu cầu tăng cường vai trò của các địa phương trong việc giải quyết nhiều vấn đề. Cụ thể, lập, phê duyệt và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 05 năm 2021 – 2025 và kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở, làm cơ sở để chấp thuận chủ trương và triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn.

Tổ chức công bố công khai thông tin về thị trường bất động sản, về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính…, tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi.

Đặc biệt là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh bất động sản không đúng quy định, không đủ hồ sơ pháp lý, không đủ điều kiện kinh doanh.

Tuấn Minh

Nhịp sống kinh tế

Xem thêm: nhc.84094943103111202-taht-us-ias-nas-gnod-tab-nab-oar-tad-oc-nal-nart/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tràn lan ‘cò đất’ rao bán bất động sản sai sự thật”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools