vĐồng tin tức tài chính 365

Thúc đẩy kinh doanh khí: Cần xác định gốc rễ vấn đề tồn đọng nằm ở đâu

2021-11-30 18:17

Cơ chế đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện

Trong khuôn khổ Hội nghị Kinh doanh khí diễn ra sáng 30/11 với chủ đề “Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường”, ông Đặng Hải Anh, Trưởng phòng Dầu khí, Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam có sản lượng khí khai thác trong nước khoảng 9-10 tỷ m3/năm. Trong đó, 85% sản lượng dùng để cung cấp cho nhà máy điện, 11% cung cấp cho nhà máy đạm và 4% cung cấp cho các hộ tiêu thụ khác.

Nhu cầu tiêu thụ LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) hàng năm tại Việt Nam vào khoảng 2,2 – 2,3 triệu tấn, chủ yếu phục vụ nhu cầu dân dụng và thương mại. Cụ thể, Nhà máy xử lý khí Dinh Cố cung cấp khoảng 220-250 nghìn tấn/năm, nhà máy xử lý khí Cà Mau cung cấp khoảng 130-150 nghìn tấn/năm, nhà máy lọc dầu Dung Quất cung cấp khoảng 480-500 nghìn tấn/năm và nguồn nhập khẩu khoảng 1,25 – 1,3 triệu tấn/năm.

Nhu cầu sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng ở Việt Nam hiện nay là rất lớn. Điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ lợi dụng thời cơ cũng như nhu cầu của người tiêu dùng để có những hoạt động kinh doanh phi pháp, bất chấp vì lợi nhuận.

Phát biểu tại Hội nghị, Trung tá Nguyễn Công Thành, Phó Trưởng Phòng Công tác phòng cháy, Cục cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công An cho biết qua rà soát và thực tiễn thi hành, hoạt động kinh doanh khí còn có các trường hợp thiếu sự hợp tác kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh, có những hành vi vi phạm pháp luật, lừa dối người tiêu dùng.

Cụ thể, đó là tình trạng san chiết trái pháp luật vào chai; vi phạm quy định về nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hàng hóa của các doanh nghiệp có uy tín trong san chiết LPG; phá giá doanh nghiệp để kiếm lời; sử dụng mánh khóe chiêu trò lừa đảo để thu hút khách hàng và một số đơn vị kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh khi không đủ điều kiện.

Kinh tế vĩ mô - Thúc đẩy kinh doanh khí: Cần xác định gốc rễ vấn đề tồn đọng nằm ở đâu

Ông Đặng Hải Anh, Trưởng phòng Dầu khí, Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định thời gian vừa qua, hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh khí đã được thiết lập tương đối đầy đủ nhằm điều chỉnh các chủ thể tham gia kinh doanh khí, giúp các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương, địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh khí có cơ sở triển khai, áp dụng, góp phần quan trọng đưa thị trường mặt hàng khí vào nề nếp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và xã hội.

Tuy nhiên, qua rà soát và thực tiễn thi hành, Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước nhận thấy một số chính sách vẫn tồn đọng thiếu sót cần sớm được xem xét, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, một số quy định cần được thay thế, điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã giao. 

Nói về những khó khăn trong phát triển công nghiệp khí tại Việt Nam, ông Đặng Hải Anh cho rằng còn nhiều cơ chế, chính sách chưa được đầy đủ; hệ thống tiêu chuẩn LNG ở Việt Nam chưa được hoàn thiện; công nghệ, vốn đầu tư còn ít cùng với đó là sự biến động của thị trường dầu khí thế giới khiến tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều.

Qua nghiên cứu đánh giá, ông Anh cho rằng Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào thị trường này bằng nhiều quy hoạch, định hướng rõ ràng nhưng vẫn chưa thực sự hoàn thiện.

Cần tăng chế tài xử phạt hành vi vi phạm

Ông Trần Minh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho rằng để có thể tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường đối với ngành công nghiệp khí thì cần xác định rõ vấn đề gốc rễ còn tồn đọng hiện nay nằm ở đâu.

Ông nhấn mạnh một doanh nghiệp kinh doanh khí công nghiệp muốn phát triển cần có văn hóa doanh nghiệp và định hướng kinh doanh rõ ràng. Doanh nghiệp cần xác định rõ kinh doanh để thúc đẩy và phục vụ cho sản xuất phát triển, từ đó góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển uy tín của đất nước trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới trong thời đại hiện nay.

Cùng với đó, doanh nghiệp cũng phải xác định mục đích cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận, nhưng không vì lợi nhuận, vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm để có những hành vi dối trá, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật.

Nhìn rộng ra vấn đề văn hóa doanh nghiệp, ông Loan khẳng định kinh doanh thiếu văn hóa vẫn có thể tồn tại và phát triển được nhưng chắc chắn không thể tồn tại bền vững, cần xác định rõ điều này cho các doanh nghiệp.

Kinh tế vĩ mô - Thúc đẩy kinh doanh khí: Cần xác định gốc rễ vấn đề tồn đọng nằm ở đâu (Hình 2).

Ông Trần Minh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho rằng một doanh nghiệp kinh doanh khí công nghiệp muốn phát triển cần có văn hóa doanh nghiệp và định hướng kinh doanh rõ ràng.

Đi sâu vào phân tích vấn đề, ông nhận định rằng muốn doanh nghiệp có định hướng, có chiến lược và có văn hóa doanh nghiệp đúng đắn thì Nhà nước chính là chủ thể tiên quyết. “Khí dầu mỏ hoá lỏng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước sẽ có tầm ảnh hưởng lớn, tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp”, ông Loan nói.

Theo ông, các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước phù hợp với thực tiễn hoạt động của thương nhân, của thị trường sẽ tạo cơ sở pháp lý cho thị trường phát triển lành mạnh ở hiện tại và tiềm năng trong tương lai; ngược lại sẽ là rào cản ngăn cản hoạt động sản xuất kinh doanh của thương nhân và triệt tiêu sự phát triển của thị trường.

Ngoài ra, ông Trần Minh Loan chia sẻ hiện nay quy định, nghị định của Chính phủ đề ra tương đối đầy đủ nhưng chỉ mới tập trung ở khúc giữa, khúc trung gian, khúc logistic của cả một quy trình vận hành kinh doanh khí lớn, thậm chí ở khúc giữa còn chồng chéo rất nhiều quy định. Nhưng ở phần thượng nguồn và hạ nguồn là nguồn cung và người kinh doanh phân phối khí trực tiếp đến tay khách hàng thì những quy định còn rất lỏng lẻo, mơ hồ và tồn đọng nhiều thiếu sót.

Kiến nghị về giải pháp để toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường kinh doanh khí, ông Trần Minh Loan cho rằng cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh LPG và chế tài xử phạt các hành vi vi phạm. Các quy định đưa ra phải đảm bảo yêu cầu rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện và có lộ trình tuân thủ phù hợp.

Trong quá trình xây dựng pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm hơn, tích cực trao đổi với Hiệp hội, với doanh nghiệp để xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để các quy định được ban hành phù hợp nhất có thể với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nhiệp. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan kiểm tra, xử lý với Hiệp hội, với doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý, giải quyết những khó khăn, bất cập để thị trường kinh doanh gas lành mạnh, phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập với khu vực và toàn cầu.

Ngoài ra, phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm; các cơ quan có chức năng nên quan tâm, xem xét tiếp thu các ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp trong quá trình phát hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Bổ sung thêm, bà Nguyễn Thị Hạnh, Marketing & Services-HR & Communication, Công ty TNHH Totalgaz Việt Nam cho rằng nên "Đề nghị tăng mức phạt, bổ sung điều phạt trạm chiết, xử lý nghiêm và đúng quy định pháp luật đối với hành vi chiết nạp lậu, buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, niêm màng co, tem chống giả, bao bì hàng hóa.

Nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tái phạm thì phải bị xử lý hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chứ không phải là tiếp tục xử phạt vi phạm hành chính và vẫn cho phép tiếp tục hoạt động, thậm chí hoạt động lén lút trong thời gian bị đình chỉ hoạt động".

Cuối cùng, cần có hướng dẫn thống nhất áp dụng một nghị định duy nhất, đồng bộ để xử lý hành vi chiết nạp lậu, buôn bán hàng giả mạo nhãn thương hiệu... trong lĩnh vực kinh doanh khí.

Xem thêm: lmth.594535a-uad-o-man-gnod-not-ed-nav-er-cog-hnid-cax-nac-ihk-hnaod-hnik-yad-cuht/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thúc đẩy kinh doanh khí: Cần xác định gốc rễ vấn đề tồn đọng nằm ở đâu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools