vĐồng tin tức tài chính 365

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói gì sau khi Tuổi Trẻ phanh phui vụ xả thải bậy?

2022-11-03 19:05
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói gì sau khi Tuổi Trẻ phanh phui vụ xả thải bậy? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 3-11, ông NGUYỄN TOÀN THẮNG - giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói:

"Đã có quy định pháp luật, có khu xử lý bùn thải và đã thu tiền hút hầm cầu từ người dân mà lại mang đi xả thải ra môi trường, hành vi này là không thể chấp nhận. Việc này đáng lẽ cơ quan nhà nước phải làm nhưng cơ quan báo chí đã làm thay. Đây là vấn đề đã xảy ra rồi, nhưng không vì chuyện đã rồi mà không làm".

"Sẽ làm việc với giám đốc công ty xả thải bậy"

* Thưa ông, sau phản ánh của Tuổi Trẻ việc một số công ty hút hầm cầu (có giấy phép, có đăng ký khu xử lý) xả thải ra môi trường, đơn vị có động thái kiểm tra xử lý như thế nào?

- Tôi thay mặt Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã phát hiện, điều tra, phản ánh về tình trạng này. 

Sau khi báo có thông tin, tôi chỉ đạo ngay cho phó chánh thanh tra phụ trách môi trường xác minh. Tuy lực lượng thanh tra rất mỏng (8 người) nhưng ở một số điểm dự báo có khả năng xảy ra vi phạm thì cần tăng cường phối hợp lực lượng công an mật phục xử lý.

Tiếp thu các nội dung báo phản ánh, tôi ký nhiều văn bản "rất khẩn" gửi chính quyền các cấp báo động về tình hình liên quan đến việc thu gom một số chất thải nguy hại và đổ không đúng nơi quy định. Việc cần bây giờ là phối hợp kiểm tra bắt quả tang xử lý thật nghiêm hành vi này. Thậm chí một số trường hợp vi phạm nặng cần phải đề nghị rút giấy phép.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói gì sau khi Tuổi Trẻ phanh phui vụ xả thải bậy? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Thành - giám đốc Công ty TNHH công nghệ Sài Gòn Group cùng nhân viên xả thải tại khu đất trống trên đường Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) - Ảnh cắt từ clip điều tra

* Trong bài điều tra có nêu đích danh một số công ty, trong đó có Công ty TNHH công nghệ Sài Gòn Group xả bậy tại một khu đất ở phường Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức). Cụ thể trường hợp này, đơn vị đã vào cuộc xử lý thế nào?

- Tôi chỉ đạo phòng Thanh tra kiểm tra dựa trên danh sách quản lý và sẽ mời đại diện công ty này lên làm việc. Song song đó, chúng tôi sẽ củng cố hồ sơ, nếu đủ cơ sở sẽ xử phạt hành chính ngay. Cần thiết sẽ chuyển hồ sơ qua Cảnh sát môi trường xử lý và sẽ thông tin phản hồi cho báo.

Còn đối với các công ty hút hầm cầu đăng ký ngoài tỉnh, chúng tôi sẽ có văn bản gửi cho các tỉnh cùng phối hợp xử lý, chứ không thể nói ngoài tỉnh không xử lý được.

* Tức là từ hôm qua đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ nắm thôi chứ chưa làm việc với công ty này?

- Nắm. Từ sáng giờ anh em có bàn và nghiên cứu rất kỹ dựa trên căn cứ về quy định pháp luật. Từ cuộc làm việc với phóng viên báo Tuổi Trẻ hôm nay, chốt trong ngày mai hoặc mốt sẽ mời đại diện công ty này lên làm việc trực tiếp, củng cố hình ảnh và xử lý.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói gì sau khi Tuổi Trẻ phanh phui vụ xả thải bậy? - Ảnh 3.

Xe thùng ngụy trang bên trong là bồn thường xuất hiện hành nghề hút hầm cầu ở TP.HCM - Ảnh cắt từ clip

"Quy định vào nhà máy xử lý bùn 3-4 chuyến/tháng là ít" 

* Thực tế có nhiều công ty được cấp phép trong lĩnh vực hút hầm cầu, có ký hợp đồng xử lý chất thải nhưng rất "ngại đi xử lý", có công ty khẳng định không bao giờ xử lý mà xả xuống cống nhà dân, hoặc xả bậy ra môi trường. Phía các công ty xử lý chất thải cho rằng họ chủ yếu khuyến khích các công ty hút hầm cầu vào xử lý nhưng có nhiều công ty đăng ký rồi biến mất. Với trách nhiệm quản lý nhà nước, ông nói gì về điều này?

- Phải thừa nhận vấn đề môi trường có rất nhiều việc cần phải tăng cường hơn nữa, trong đó có các vấn đề báo Tuổi Trẻ đề cập. 

Tôi vừa chỉ đạo mời 2 đơn vị xử lý chất thải của TP.HCM (công ty Hòa Bình và công ty Sài Gòn Xanh) lấy toàn bộ danh sách đăng ký, từ đó rà soát việc đổ chất thải của họ sau đăng ký. Từ đây sẽ lọc ra được công ty nào đăng ký suốt 2-3 năm mà không đổ và có biện pháp xử lý.

Với các đơn vị đăng ký nhưng vào xử lý rất ít, có thể mời lên làm việc nhằm xem xét ngoài các nơi xử lý tại TP.HCM, họ còn có đăng ký xử lý ở Bình Dương, Đồng Nai hay không. Trước mắt phải làm hết các khâu để đối chiếu từ đó mời lòi ra bất cập. Theo tôi vấn đề này không khó, chúng tôi sẽ tăng cường làm ngay.

Thực tế nghề hút hầm cầu này xã hội cũng đang khuyến khích người dân có điều kiện đăng ký tham gia. Nhưng từ loạt bài phản ánh của báo Tuổi Trẻ về nạn nâng khống, kê chuyến, xả thải cho thấy có hiện tượng một số đơn vị chạy theo lợi nhuận một cách bất chấp.

* Trong các hợp đồng xử lý chất thải, điều khoản ràng buộc bên B (tức đơn vị hút hầm cầu) chỉ yêu cầu trung bình ít nhất 3-4 chuyến/xe/tháng; chấm dứt hợp đồng khi trong 6 tháng liên tục không chuyển chất thải hoặc có ít hơn 6 chuyến/xe/năm. Cá nhân ông thấy con số 3-4 chuyến/xe/tháng có quá ít không?

- Thật ra tôi cũng chưa nghiên cứu sâu về vấn đề này nhưng nếu như phóng viên nói, nếu đánh giá hiện tượng một đơn vị kinh doanh với số lượng xử lý như thế này là ít. Nhưng để có nhận định chính xác cần có một dữ liệu giám sát và kiểm tra cho thấy điều đó là bất cập.

* Ngoài các xe bồn, Tuổi Trẻ còn ghi nhận có rất nhiều xe mượn vỏ bọc là xe thùng qua mặt cơ quan chức năng hành nghề và xả bậy...

- Chúng tôi chưa ghi nhận và sẽ cho rà soát lại. Nhưng đã có hiện tượng thì phải kiểm tra xử lý thật nghiêm. Không thể mang xe không đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn đi hút hầm cầu được, đó là biến tướng cần phải cảnh báo cho lực lượng CSGT kịp thời nhận diện phối hợp cùng kiểm tra xử lý.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói gì sau khi Tuổi Trẻ phanh phui vụ xả thải bậy? - Ảnh 4.

Xe 29H-83149 và Nguyễn Bá Đạt thuộc Công ty TNHH xây dựng và Vệ sinh môi trường Nam Bắc thường giở trò nâng khống khi hút hầm cầu cho khách - Ảnh cắt từ clip điều tra

Sẽ công khai công ty để người dân lựa chọn

* Nhu cầu hút hầm cầu rất lớn và việc lựa chọn được một đơn vị uy tín là rất khó. TP.HCM không có một đơn vị công ích nào hoạt động lĩnh vực này (đa phần tư nhân) mạnh ai nấy làm, không có một khung giá chung nào. Đây là điều kiện để kê giá, kê khống, lừa đảo và xả bậy?

- Cần phải hiểu rằng hiện nay pháp luật quy định đối với ngành nghề hút hầm cầu không yêu cầu bắt buộc một khung giá cố định mà dựa trên giá thỏa thuận. Do đó không thể đặt ra khi pháp luật chưa có quy định.

Tuy nhiên từ vụ việc báo Tuổi Trẻ phản ánh, theo tôi có thể căn cứ vào quá trình theo dõi hoạt động của các đơn vị hút hầm cầu gắn với các công ty xử lý chất thải, chúng tôi sẽ cho công khai toàn bộ danh sách công ty, số điện thoại trên cổng thông tin điện tử. Trong số này sẽ lọc ra một số đơn vị có chất lượng phục vụ tốt cho người dân tham khảo và quyết định.

* Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ "chỉ điểm" nhiều nơi xả bậy. Vậy nếu phát hiện họ có thể gọi ai phản ánh, thưa ông?

- Chúng tôi đã tính toán, một mặt sẽ đưa số điện thoại đường dây nóng (028.38.290568), kể cả số điện thoại cá nhân của cán bộ phụ trách cho người dân phản ánh chứ không có ngại gì cả.

Việc này cũng thuộc thẩm quyền xử lý của rất nhiều cơ quan, từ UBND phường xã, quận huyện; Thanh tra chuyên ngành Sở Tài nguyên và Môi trường; Công an và UBND TP, do đó cứ nơi nào gần nhất người dân nên liên hệ để giải quyết kịp thời. Người dân cũng có thể gọi vào tổng đài 1022, nếu đúng lĩnh vực môi trường sẽ tự động đẩy về cho chúng tôi xử lý.

Cam kết cuối năm sẽ thay đổi

* Dư luận đặt vấn đề nếu báo chí không phản ánh có thể hành vi xả bậy của các công ty này vẫn tiếp diễn. Về thực trạng này, ông có khẳng định từ giờ đến cuối năm sẽ có sự thay đổi, bạn đọc muốn biết cam kết "thay đổi" đó của ông được thực hiện như thế nào?

- Thật ra không chờ đến lúc báo phản ánh chúng tôi mới vào cuộc. Nếu không quản lý làm sao chúng tôi xử lý được 12 trường hợp; làm sao nắm được số đơn vị đăng ký và số xe đang hoạt động và làm sao tổ chức thành lập được các đơn vị xử lý chất thải.

Tôi xin khẳng định ở đâu cũng có trường hợp cố tình vi phạm, do đó khi phát hiện bất kỳ trường hợp nào chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý chứ không buông lỏng quản lý.

Từ vấn đề này, tôi sẽ đưa ra hàng loạt văn bản để triển khai các nội dung và các giải pháp để xử lý. Tôi giao việc này cho anh Vũ (Phó chánh Thanh tra Sở) trực tiếp làm và tôi là người trực tiếp chỉ đạo với mong muốn làm sao chấn chỉnh và phải quản lý được. Không thể nói không quản lý được làm người dân bất an.

TP.HCM hiện có 36 đơn vị đăng ký với hơn 80 xe vận chuyển chất thải hầm cầu. Có 2 đơn vị chuyên thu gom xử lý chất thải với công suất thiết kế trên 700 tấn/ngày, hoàn toàn có thể đáp ứng điều kiện xử lý theo công suất tối đa của tất cả 36 đơn vị.

Từ dán quảng cáo bậy đến lừa hút hầm cầu - Kỳ cuối: Hút từ nhà này xả qua nhà khácTừ dán quảng cáo bậy đến lừa hút hầm cầu - Kỳ cuối: Hút từ nhà này xả qua nhà khác

TTO - Kỳ lạ thay, một ngày các xe hút hầm cầu hút ở hàng chục địa điểm với lượng chất thải rất lớn nhưng bồn xe không bao giờ đầy, cũng không chở đi xử lý. Vậy chất thải từ hầm cầu đi về đâu?

Xem thêm: mth.36013616130112202-yab-iaht-ax-uv-iuhp-hnahp-ert-iout-ihk-uas-ig-ion-mch-pt-gnourt-iom-av-neyugn-iat-os-cod-maig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói gì sau khi Tuổi Trẻ phanh phui vụ xả thải bậy?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools