Sáng 18-11, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục xét xử sơ thẩm đối với Phan Thanh Hữu (giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) và 73 bị cáo trong đường dây buôn lậu gần 200 triệu lít xăng từ Singapore về Việt Nam.
Theo đại diện của VKS, hành vi buôn lậu xăng của các bị cáo đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, vì đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, hành vi các các bị cáo không chỉ làm thất thu ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, rối loạn thị trường.
Trong vụ án này, do buôn lậu xăng có lợi nhuận rất lớn nên các bị cáo đã tìm mọi cách để đưa lượng xăng lớn vào Việt Nam. Các bị cáo đã dùng tiền để hối lộ cơ quan chức năng như Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng để đưa xăng lậu vào Việt Nam tiêu thụ.
VKS nêu quan điểm luận tội |
Bị cáo Đào Ngọc Viễn, Nguyễn Hữu Tứ, Phan Thanh Hữu sử dụng phương tiện để thực hiện buôn lậu xăng hết sức rất tinh vi, lợi dụng đêm tối. Khi xăng không có giấy tờ, các bị cáo chuẩn bị hồ sơ khống, giấy tờ giả để giao thuyền trưởng xuất trình khi lực lượng chức năng kiểm tra. Sau khi tiêu thụ xăng thì các bị cáo sẽ tiêu hủy giấy tờ.
Ngoài ra, xăng nhập lậu màu nhạt hơn so với thị trường Việt Nam nên các bị cáo đã chỉ đạo nhân viên của mình pha màu vàng của xăng giống xăng 95 ở Việt Nam để tránh bị phát hiện. Xăng lậu các bị cáo pha dung môi không đảm bảo an toàn.
Bị cáo Ngô Văn Thụy (cựu cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan) có hành vi nhận hối lộ đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã gây mất uy tín, mất niềm tin của nhân dân, nhất là cơ quan có chức năng trong công tác phòng chống hàng giả, hàng lậu.
Hành vi của bị cáo biểu hiện suy thoái đạo đức cán bộ, gây bức xúc dư luận. Vì vậy, cần có mức cần phạt tù nghiêm khắc, cách ly các bị cáo ra ngoài xã hội một thời gian để răn đe, giáo dục, để phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, bị cáo Thụy thành khẩn khai báo trong quá trình điều tra, bản thân bị cáo có thành tích trong công tác, gia đình đã nộp tiền khắc phục hậu quả. Do đó áp dụng các biện pháp giảm nhẹ, một phần hình phạt bị cáo.
Về mức độ hành vi, vai trò đặc của các bị cáo trong vụ án, đại diện VKS cho rằng hành vi phạm tội của các bị cáo diễn ra nhiều lần, đặc biệt là bị cáo Hữu và Viễn diễn ra lâu mới bị phát hiện.
Hành vi của các bị cáo có cấu kết chặt chẽ, phạm tội có tổ chức và phạm tội hơn 2 lần trở lên. Do đó, các bị cáo phạm tội tình tiết tăng nặng, cần có mức cần phạt tù nghiêm khắc.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: VH. |
Tuy nhiên, trong các quá trình điều tra, các bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, ăn năn hối cải. Bị cáo Viễn, Hữu cùng gia đình nộp một phần số tiền thu lợi bất chính.
Bị cáo Phan Thanh Hữu sử dụng hơn 101 tỉ đồng và hơn 120.000 USD để nộp khắc phục hậu quả trong việc thu lợi bất chính vụ án. Đồng thời, bị cáo đã nộp gần 4 tỉ đồng để khắc phục hậu quả cho các thuyền viên, thủy thủ tàu. Số tiền còn lại hơn 97 tỉ đồng, bị cáo tự nguyện nộp khắc phục thu lợi bất chính hơn 156 tỉ đồng.
Ngoài ra, các bị cáo Đào Ngọc Viễn, Phan Thanh Hữu, đều có thân nhân tốt cần áp dụng các biện phạm giảm nhẹ hình phạt theo quy định pháp luật.
Nguyễn Hữu Tứ và các đồng phạm giúp sức trong việc quản lý phân phối tiêu thụ xăng lậu, dùng hồ sơ khống để vận chuyển xăng từ Vĩnh Long - Long An để đối phó cơ quan chức năng. Các bị cáo có sự cấu kết chặt chẽ.
Bị cáo Tứ chịu tình tiết định khung tăng nặng, phạm tội có tổ chức và phạm tội hai lần trở lên, cần có mức phạt tù nghiêm khắc để răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.
Tại tòa, bị cáo Tứ thành khẩn khai báo cơ quan điều tra. Tứ sử dụng số tiền hơn 1 tỉ đồng thu giữ và số tiền phong tỏa, để khắc phục cho 10 bị cáo các thuyền viên trên các con tàu hơn số tiền hơn 1 tỉ đồng. Tứ có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự nên giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.
Bị cáo Lê Thanh Trung (Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu Tây Nam 01 SWP, TP.HCM) chịu hai mức khung hình phạt tình tiết tăng nặng vì hành vi có tổ chức và hai lần trở lên theo quy định, do đó cần có mức phạt tù cần nghiêm khắc để răn đe, giáo dục phòng ngừa chung...
Bị cáo Trần Thị Thanh Vân (giám đốc Công ty TNHH TM-DV Vân Trúc, tỉnh Bình Dương) và Lê Thanh Tú (chồng Vân) mua xăng của Hữu để tiêu thụ ra ngoài thị trường, do đó các bị cáo tình tiết tăng nặng, cần có mức phạt tù nghiêm khắc.
Tuy nhiên, bị cáo Vân, Tú đã thành khẩn khai báo, các bị cáo đã nộp số tiền hơn 18 tỉ để khắc phục hậu quả, các bị cáo đều có nhân thân tốt nên áp dụng biện pháp giảm nhẹ khung hình phạt, xử phạt các bị cáo Vân, Tú dưới khung hình phạt là thỏa đáng.
Các bị cáo giúp sức cho bị cáo Vân - Tú trong việc quản lý sổ sách, vận chuyển nên các bị cáo phạm tội đồng phạm, một số bị cáo không hưởng lợi trong việc giúp sức cho bị cáo Vân, dưới khung hình phạt là thỏa đáng.
Đối với các bị cáo quản lý tàu, lái tàu, lái xe bồn, chỉ là làm thuê cho các bị cáo Viễn, Hữu, Tứ, Trung... nên xem xét giảm nhẹ mức hình phạt đối với các bị cáo. Nhiều bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên áp dụng các tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo, xử phạt mức án dưới khung hình phạt là thỏa đáng.
Phạm Hồng Cường đã bị khởi tố về tội buôn lậu và đang bị cơ quan công an tỉnh Đồng Nai truy nã.
Phùng Danh Thoại (hàm Đại tá, Trưởng phòng xăng dầu Cục hậu cần – Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) có hành vi góp vốn buôn xăng lậu đối với Viễn, Thoại đã chuyển hồ sơ cho cơ quan Quốc phòng xử lý theo quy định.