vĐồng tin tức tài chính 365

“10 năm làm từ BOT sang điện mặt trời, vòng quay chính sách cứ lặp lại”

2022-11-18 17:54

Nút thắt của năng lượng tái tạo là truyền tải

Chia sẻ tại toạ đàm “Thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo” do sáng 18/11, ông Nguyễn Ngọc Tân - Thành viên HĐTV Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam là rất lớn.

Do đó, các nhà đầu tư thường mong khai thác hết các tiềm năng, nhưng để được vậy cần giải quyết nhiều vấn đề.

Theo ông Tân, hiện nay đang có sự không đồng bộ giữa bổ sung quy hoạch tiềm năng và xây dựng các nhà máy năng lượng tái tạo cũng như phát triển lưới điện, dẫn đến các nguồn năng lượng tái tạo đưa vào vận hành chưa đáp ứng được, mất cân đối vùng miền.

Kinh tế vĩ mô - “10 năm làm từ BOT sang điện mặt trời, vòng quay chính sách cứ lặp lại”

Ông Nguyễn Ngọc Tân - Thành viên HĐTV Tổng Công ty EVNNPT (Ảnh: Thu Hương).

Dẫn nhu cầu điện miền Bắc mỗi năm tăng 6-7%, ông Tân cho rằng việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo lại chỉ tập trung khu vực miền Nam, dẫn đến khu vực này liên tục quá tải lưới điện. “Việc bổ sung quy hoạch không có hoặc chậm hơn so với kỳ vọng”, ông Tân nói.

Là doanh nghiệp Nhà nước, đại diện EVNPT nói rằng hoàn toàn ủng hộ các đơn vị tư nhân tham gia đầu tư lưới điện truyền tải. Và cũng mong muốn Quy hoạch điện VIII sớm được phê duyệt để hoàn thành các dự án dở dang.

“Chúng tôi mong muốn sớm ban hành Quy hoạch điện VIII, bởi đúng ra Quy hoạch điện VIII được phê duyệt từ năm 2021, nhưng do chưa có nên kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện 2021-2025 của chúng tôi chưa được phê duyệt, dẫn đến không có phương án huy động vốn, cân bằng tài chính và tổng thể đối với truyền tải”, ông Tân nói thêm.

Ông Hoàng Mạnh Tân - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Hà bày tỏ, Chính phủ hiện đang rất khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, nhưng sau đó lại chưa có cơ chế chuyển tiếp gây lãng phí nguồn lực.

Kinh tế vĩ mô - “10 năm làm từ BOT sang điện mặt trời, vòng quay chính sách cứ lặp lại” (Hình 2).

Ông Hoàng Mạnh Tân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển năng lượng Sơn Hà (Ảnh: Thu Hương).

Theo ông, nút thắt hiện nay của năng lượng tái tạo chính là truyền tải. “Với truyền tải điện, Nhà nước cần tăng vai trò, quản lý, khuyến khích nhà đầu tư tham gia”, ông Hoàng Mạnh Tân nói.

Ngoài ra, vị này cũng cho rằng, người dân đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu tự sản tự tiêu, lỗ khoảng 20% nhưng lắp pin lưu trữ thì đắt, khi thừa lại không bán được do chưa có cơ chế dẫn tới lãng phí.

Do vậy, cần có cơ chế chính sách để điện mặt trời mái nhà đấu nối và có thoả thuận mua bao nhiều % và có giá khung (phải minh bạch, rõ ràng) thì giải quyết được tự sản, tự tiêu rất lớn.

Lo ngại vòng lặp chính sách

Trong nội dung chia sẻ tại toạ đàm, ông Nguyễn Hoàng Long - CEO Công ty Hạ tầng Gelex nói rằng “đang có vòng quay lặp lại về chính sách”.

“10 năm qua tôi đi từ làm dự án BOT sang làm điện mặt trời, vòng quay này cứ lặp lại, có đợt sóng về đầu tư và cú phanh đột ngột khiến tất cả rơi vào tình trạng mất ổn định, tạo cú sốc trên thị trường. Hiện vòng quay đang chuyển sang câu chuyện bất động sản và trái phiếu”, ông Long chia sẻ.

Ông cho rằng, giới đầu tư luôn mong muốn các nhà làm chính sách đặt mình, hiểu về cách hành động, cách ứng xử, tính hiệu quả của nhà đầu tư.

“Tôi lấy ví dụ, với năng lượng tái tạo, bối cảnh chung có nhà đầu tư hoàn thành, cũng có nhà đầu tư không hoàn thành. Cộng chung lại, rõ ràng các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo vừa qua không hiệu quả, nhiều rủi ro, nhưng câu chuyện hiệu quả hay không phải chờ 20 năm nữa mới biết, song rất nhiều ý kiến lại cho rằng nhà đầu tư thu được lợi nhuận nhiều”, ông Long nói.

Kinh tế vĩ mô - “10 năm làm từ BOT sang điện mặt trời, vòng quay chính sách cứ lặp lại” (Hình 3).

Ông Nguyễn Hoàng Long - CEO Công ty Hạ tầng Gelex chia sẻ tại toạ đàm (Ảnh: Thu Hương).

Và theo ông Long, với các nhà đầu tư, thì việc đảm bảo mục tiêu lợi nhuận hay chạy theo lợi nhuận không có gì là sai trái, bởi đây là cách để tăng trưởng, phát triển bền vững, từ đó tạo thêm nhiều giá trị lợi ích cộng đồng, đóng góp xã hội.

“Nhà đầu tư đầu tiên phải làm ra lợi nhuận, tăng trưởng lợi ích, nếu không chạy theo lợi nhuận - tất nhiên là phải tuân thủ pháp luật, sẽ bị đào thải. Khi vận hành như vậy, giá trị cần nhìn nhận là giúp tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm”, ông Long nói thêm và cho biết, các nhà đầu tư luôn phải liên tục đứng trước lựa chọn khó khăn về sử dụng nguồn lực tài chính.

Về quản lý dòng tiền, theo ông Long là luôn phải tối ưu dòng tiền nhưng nhiều yêu cầu chính sách lại yêu cầu dòng tiền phải nằm trong ngân hàng. “Đây là điều không hiệu quả”, ông nói.

“Với năng lượng tái tạo, việc ban hành khung giá cho thời gian ngắn gây rủi ro cho nhà đầu tư, nhất là khi không thể tính được dòng tiền để làm phương án tài chính, vay vốn ngân hàng”, CEO Hạ tầng Gelex chia sẻ.

Không huỷ cơ chế giá FIT đã ký với các dự án NLTT

Chia sẻ tại toạ đàm, ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, khung giá điện theo Thông tư 15 dự kiến ban hành ngày 25/11 tới đây chỉ áp dụng cho các dự án chuyển tiếp.

Về cơ chế giá FIT, Bộ Công Thương từng có báo cáo, kiến nghị bãi bỏ 2 Quyết định giá FIT 13, 39 khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại, ảnh hưởng môi trường đầu tư.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương khẳng định dư án/ phần dự án đang tuân thủ quy định pháp luật, đáp ứng điều kiện tại Quyết định 13, 39 vẫn hưởng giá FIT theo hợp đồng.

Song, ông Hùng lưu ý các dự án phải tuân thủ quy định pháp luật và đáp ứng điều kiện hưởng giá FIT. Các dự án hoà lưới sau thời gian quy định sẽ không hưởng cơ chế giá FIT. Việc bãi bỏ bởi nay đã hết hạn áp dụng các quyết định ưu đãi này.

Xem thêm: lmth.421185a-ial-pal-uc-hcas-hnihc-yauq-gnov-iort-tam-neid-gnas-tob-ut-mal-man-01/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

““10 năm làm từ BOT sang điện mặt trời, vòng quay chính sách cứ lặp lại””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools