Mặc dù nhà vệ sinh ở đối diện nhưng người đàn ông vẫn tiểu bậy ở hàng cây - Ảnh: LƯU DUYÊN
Trả lời câu hỏi tại sao không dẹp được các chuyện tưởng rằng "nhỏ như con thỏ" vừa nêu trên, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online cho rằng việc TP.HCM "phạt nguội" người tiểu bậy nơi công cộng là cần thiết.
Trước đó, TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất cho phép UBND các cấp sử dụng các thiết bị có sẵn như camera, camera giao thông, camera giám sát an ninh trật tự tại địa phương để phát hiện các hành vi xả rác, tiểu bậy.
Đồng thời, các cơ quan này được sử dụng hình ảnh vi phạm vệ sinh nơi công cộng ghi nhận từ các thiết bị trên làm căn cứ xử phạt trực tiếp đối tượng vi phạm.
Không thể buông lỏng việc này, vì đó không chỉ dừng lại chuyện vệ sinh môi trường mà còn là bộ mặt, là vẻ mỹ quan của thành phố.
Bạn đọc Huy Trần chỉ thẳng: "Trước cửa và bên hông Bảo tàng Mỹ thuật TP đường Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm được coi như là nhà vệ sinh lộ thiên. Nhiều người bán lề đường hay đi vệ sinh ở đó và còn thả chó phóng uế luôn rất mất vệ sinh. Rất nhiều du khách nước ngoài và người dân đến tham quan bảo tàng đều phải bịt mũi vì mùi hôi thối bốc lên".
Cho rằng quy định đã có, vấn đề còn lại là có quyết tâm làm hay không mà thôi, bạn đọc Phuong Nguyen viết: "Đã có lệnh cấm và quy định xử phạt hết rồi nhưng người và chó vẫn "xả" bậy như thường. Lý do là không đủ người xử lý".
"Ở thành phố này luật gì cũng có hết, đều có bảng hết “cấm câu cá, xả rác, tụ tập, bán hàng, tiểu bậy….”, có hết nhưng “do lực lượng mỏng, không có người", hoặc phạt cho có cho nên luật không làm cho người dân sợ, chấp hành" - bạn đọc Đỗ Nguyên Mạnh viết.
Theo bạn đọc này, nếu pháp luật xử phạt nghiêm túc thì không ai dám vi phạm, chứ hiện nay chỗ nào “cấm” thì chỗ đó sẽ có và thậm chí vi phạm còn “ghê” hơn.
Để không còn cảnh đánh trống bỏ dùi hoặc đưa là luật rồi làm nửa với, bạn đọc Quốc Cường Hứa nêu ý kiến: "Là một công dân, tôi xin hoàn toàn ủng hộ và kiến nghị pháp luật cần phải mạnh tay và kiên quyết xử lý xả rác không đúng nơi quy định, tiểu bậy, và những người buôn bán hàng rong không biết giữ gìn vệ sinh môi trường".
Theo bạn đọc này, chỉ có việc "phải xử phạt tiền và phạt lao động công ích thật nặng" mới hy vọng làm cho người vi phạm sợ mà không vi phạm. Và để làm được điều đó, pháp luật phải thật kiên quyết không thiên vị bất cứ một ai, ai làm sai thì phải bị xử lý.
Bên cạnh việc đề nghị phải kiên quyết xử lý người vi phạm, nhiều bạn đọc còn nêu ý kiến, góp ý cho thành phố trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp, tạo vẻ mỹ quan chung.
"Thay vì phạt cấm, thành phố nên mở rộng nhà vệ sinh công cộng, xây thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn" - bạn đọc Thái bày tỏ.
Cùng suy nghĩ vậy, bạn đọc nick name QT bổ sung: "Ủng hộ phạt, nhưng thành phố phải xây thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng trải đều khắp thành phố, thêm nhiều thùng rác công cộng nữa, chứ hiện nay chỉ thấy tập trung ưu tiên cho khu trung tâm quận 1 và quận 3".
Góp thêm một giải pháp, bạn đọc Phạm Hát viết: "Cần vận động các trạm xăng cho người dân sử dụng nhà vệ sinh. Bố trí thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng. Phát triển thêm mô hình nhà vệ sinh có thu phí kèm theo các hoạt động xã hội khác. Trong một công viên phải có nhiều khu vực bố trí nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường kiểm soát các đối tượng hút chích dùng nhà vệ sinh công cộng làm nơi hành động".
Giới chức thành phố Bengaluru ở miền Nam Ấn Độ vừa phát động chiến dịch chống nạn tiểu bậy nhức nhối bằng cách lắp đặt gương phản chiếu cỡ lớn tại các điểm 'đen'.
Xem thêm: mth.28751828022112202-coud-ped-gnohk-oas-iat-mac-gnab-oc-ued-car-ax-yab-ueit-mch-pt-o/nv.ertiout