Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã đi máy bay trực thăng khảo sát các khu vực quy hoạch triển khai các dự án lớn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chiều 26-11 - Ảnh: VGP
Theo UBND TP.HCM, đến hết ngày 31-10, tổng vốn mà TP đã giải ngân là 11.419/37.464 tỉ đồng (đạt 30,5%), các đơn vị chủ đầu tư đăng ký giải ngân vốn đến hết niên độ theo kế hoạch đầu tư công là 28.754/37.464 tỉ đồng (đạt 76,7%).
Tuy vậy, TP.HCM cho hay đã triển khai các yêu cầu, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhằm đạt được tỉ lệ giải ngân cao nhất theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Lý giải về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, UBND TP cho hay do đại dịch COVID-19 đã dẫn đến công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trong năm 2021 ngưng trệ, trong khi các tháng đầu năm 2022 TP phải tập trung đẩy nhanh các thủ tục nên tỉ lệ giải ngân thấp, gây áp lực giải ngân cho các tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, khả năng cân đối ngân sách của TP (42.508 tỉ đồng) thấp hơn số được Thủ tướng thông báo (51.789 tỉ đồng). Khi tính tỉ lệ giải ngân, các cơ quan trung ương dựa trên số kế hoạch vốn Thủ tướng giao, dẫn đến tỉ lệ giải ngân của TP tại các báo cáo của trung ương thấp.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng cho hay lạm phát lớn ở nhiều quốc gia, gây đứt gãy nguồn cung đã gây sức ép lên giá cả nguyên nhiên liệu, máy móc, thiết bị, tác động lớn đến việc thực hiện các dự án…
Đối với các giải pháp tăng tốc giải ngân đầu tư công, UBND TP.HCM đã ban hành chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2022, lập ba tổ công tác hỗ trợ các nhóm dự án có vốn lớn, cải cách hành chính trong quản lý đầu tư công, tổ chức hội nghị giao ban định kỳ hằng tháng để rà soát, đẩy nhanh tiến độ…
UBND TP.HCM đã có báo cáo về tiến độ, tình hình bố trí vốn, tiến độ giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm quốc gia, TP.
Trong đó, liên quan đến dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, UBND TP cho biết hiện đã triển khai 4/5 gói thầu xây lắp và thiết bị, tổng khối lượng đã thực hiện đạt 92,89%, dự kiến hoàn thành vào năm 2023, chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Đối với dự án đường vành đai 3, TP.HCM đã hoàn thành các nhiệm vụ được Thủ tướng giao, phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp, khởi công trước ngày 30-6-2023.
Đối với dự án đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương), UBND TP.HCM cho biết tỉ lệ bàn giao mặt bằng đến nay đạt hơn 85%, trong đó có 4/6 quận đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, dự kiến đến quý 2 năm sau sẽ hoàn thành toàn bộ việc giải phóng mặt bằng.
Với dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm, UBND TP cho biết tổng mức đầu tư 9.664 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP. TP đã rà soát, cân đối được 6.649 tỉ đồng trong vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng giao để bố trí cho giai đoạn I của dự án, đang hoàn tất các thủ tục trình HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp tháng 12-2022. Dự kiến, tháng 4-2025 khởi công dự án, hoàn thành và quyết toán dự án năm 2027 đến 2028.
Còn với dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, UBND TP đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo HĐND TP thống nhất chủ trương thông qua nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án, trên cơ sở đó bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ theo yêu cầu để Hội đồng thẩm định liên ngành tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án.
TTO - Quốc hội đề nghị Chính phủ đề cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn và cá nhân hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm.
Xem thêm: mth.36080258072112202-gnoc-ut-uad-nov-nagn-iaig-ev-mchpt-iov-ceiv-mal-gnout-uht/nv.ertiout