Trong bầu không khí Halloween - ngày lễ lớn thứ hai trong số các lễ hội mùa đông tại khu vực Bắc Mỹ, sau Giáng sinh - đang diễn ra rộn ràng, nhiều người tiêu dùng đang gặp phải một thách thức trong việc tham gia phong tục truyền thống "Cho kẹo hay bị ghẹo" (Trick or Treat). Nguyên nhân do giá kẹo tăng trung bình 13% so với tháng 10/2022, cao hơn gấp đôi các mặt hàng tạp hóa nói chung.
"Đây là đống kẹo tôi đã chuẩn bị cho dịp lễ năm nay. Tôi bỏ ra 1.000 USD cho chỗ kẹo này", bà Suzanne Parnell, người tiêu dùng, chia sẻ.
Bà Suzanne là một trong số trường hợp hiếm khi vẫn còn sẵn sàng chi tiêu mạnh tay cho Halloween năm nay.
Còn đối với nhiều người khác, chi phí chuẩn bị cho Halloween tăng cao khiến họ sẵn sàng quay mặt đi.
Theo Datasembly, một công cụ theo dõi giá bán lẻ, giá kẹo và kẹo cao su tại Mỹ trong tháng này tăng trung bình 13% so với tháng 10 năm ngoái, cao hơn gấp đôi mức tăng 6% của các mặt hàng tạp hóa nói chung.
Giá kẹo và kẹo cao su tại Mỹ trong tháng này tăng trung bình 13% so với tháng 10 năm ngoái. (Ảnh: Getty Images)
Theo Hiệp hội bán lẻ Mỹ, trung bình mỗi gia đình chi trả 30 USD (gần 700.000 đồng) cho Halloween. Người sẵn sàng chấp nhận mức giá tăng, nhưng có những người dường như đã đang thay đổi thói quen mua sắm.
Numerator, một công ty nghiên cứu thị trường, cho biết các cuộc khảo sát của họ cho thấy khoảng 1/3 người tiêu dùng Mỹ có kế hoạch chi ít tiền hơn cho kẹo trong dịp lễ Halloween năm nay.
"Nguyên nhân do chi phí nhân công đã tăng lên cao vì do lạm phát. Người lao động yêu cầu lương của họ phải tăng lên, để phù hợp với mức sống hiện tại. Chưa kể những nguyên liệu khác từ giấy bọc kẹo cho đến những nguyên liệu cơ bản nhất như đường, hạt cacao nhập khẩu từ châu Phi đều tăng cao", Giáo sư Christopher Tang, Đại học UCLA, Mỹ, cho biết.
Theo chuyên gia, thời tiết là "thủ phạm" chính khiến giá những viên kẹo cao hơn. Giá ca cao đang giao dịch ở mức cao nhất trong 44 năm, sau khi mưa lớn ở Tây Phi khiến sản lượng ca cao bị hạn chế trong vụ mùa bắt đầu vào mùa Thu năm 2022. Hiện nay, hiện tượng thời tiết El Nino đang làm khu vực này khô hạn hơn và có khả năng tình trạng đó sẽ kéo dài đến mùa Xuân.
Bờ biển Ngà - nơi sản xuất khoảng 40% lượng ca cao của thế giới, đã có dấu hiệu của một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ năm 2003.
Trong khi đó, giá đường toàn cầu cũng đang ở mức cao nhất trong 12 năm. Ấn Độ, nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil, gần đây đã cấm xuất khẩu đường lần đầu tiên sau 7 năm, khi mùa mưa ảnh hưởng đến vụ thu hoạch sắp tới. Sản lượng đường của Thái Lan cũng sụt giảm.
VTV.vn - Thời báo Phố Wall mới đây đã chỉ ra một hiện tượng thiếu bền vững, đó là một số người dân Mỹ đang chi tiêu "như thể không biết đến ngày mai".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.76225252213013202-ym-cab-iat-neewollah-aum-gnort-oac-gnat-oek-aig/et-hnik/nv.vtv