vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất siêu kỷ lục nhưng áp lực tỉ giá vẫn lớn, vì sao?

2023-11-06 12:26

Nguồn cung ngoại tệ từ xuất siêu, FDI và kiều hối sẽ góp phần hạ nhiệt áp lực tỉ giá - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Theo Tổng cục Thống kê, lũy kế 10 tháng năm 2023, Việt Nam xuất siêu kỷ lục ước tính 24,61 tỉ USD - mức kỷ lục đạt được và cũng gấp 2 lần cả năm ngoái. Về lý thuyết, tỉ giá sẽ được hỗ trợ khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn từ thặng dư thương mại. 

Song chia sẻ với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Khánh Hiền - giám đốc khối nghiên cứu phân tích Chứng khoán MB (MBS) - nhận định xuất siêu chỉ hỗ trợ một phần. Áp lực tỉ giá thực tế vẫn hiện hữu.

Nhiều nước có đồng nội tệ mất giá cao hơn 

Sau hai quý đầu năm ổn định, kể từ tháng 8-2023, tỉ giá USD/VND bắt đầu biến động và áp lực ngày càng cao. Trong tháng 9 và 10, Ngân hàng Nhà nước phải có những động thái kịp thời để ổn định.

Tỉ giá USD/VND liên ngân hàng leo lên mức 24.590 tại ngày 26-10, tăng 4,1% kể từ đầu năm 2023. Theo chuyên gia MBS, đồng USD tăng quá mạnh. Việt Nam đẩy mạnh hạ lãi suất, "ngược chiều" xu hướng chính sách tiền tệ nhiều nước trên thế giới. Đây là yếu tố lớn gây áp lực lên tỉ giá. 

Việc ổn định tỉ giá theo bà Trần Thị Khánh Hiền là việc rất quan trọng. Bởi nếu tỉ giá tăng quá cao, việc duy trì lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế rất khó. Tỉ giá cao cũng đẩy lạm phát cao trong khi Việt Nam có giá trị nhập khẩu rất lớn.

Ngoài ra, tỉ giá tăng có thể gây áp lực lên nợ vay và dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam. Ví dụ một doanh nghiệp vay 1 tỉ USD, nếu tỉ giá 23.500 đồng/USD thì sẽ chỉ cần 23.500 tỉ đồng để trả nợ. Nhưng tỉ giá điều chỉnh lên 24.500 đồng/USD, vẫn là 1 tỉ USD, doanh nghiệp sẽ phải huy động tới 24.500 tỉ để trả nợ.  

Tuy nhiên một điểm tích cực là dù thời gian qua rủi ro tỉ giá tăng, nhưng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng, theo bà Hiền.

PGS.TS Trần Việt Dũng - viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học ngân hàng (Học viện Ngân hàng) - cho rằng áp lực tỉ giá tăng xuất phát từ việc FED liên tục thắt chặt tiền tệ qua tăng lãi suất, giá trị đồng bạc xanh ngày càng cao. Trong khi Việt Nam chuyển chính sách tiền tệ linh hoạt, hỗ trợ phục hồi kinh tế.

"Tỉ giá đến cuối năm có thể biến động khoảng 5% đã là thành công nhất định nếu như so với nước có đồng nội tệ mất giá cao hơn Việt Nam nhiều", ông Dũng nhận xét.

Với tỉ giá USD/VND liên ngân hàng leo lên mức 24.590 tại ngày 26-10, tăng 4,1% kể từ đầu năm 2023, bà Trần Thị Khánh Hiền nhận định Ngân hàng Nhà nước vẫn đang cẩn trọng quan sát, đồng thời duy trì diễn biến tự nhiên của tỉ giá trong bối cảnh các đồng tiền khác mất giá mạnh hơn so với USD.

Theo bà Hiền, đồng baht của Thái Lan giảm xấp xỉ 5%, ringgit của Malaysia giảm 6,5%, Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm 7%...

Việc chấp nhận để đồng Việt Nam mất giá ở mức độ nào đó là phù hợp được cân nhắc kỹ lưỡng. Nhưng theo bà Hiền, động thái của Ngân hàng Nhà nước về tỉ giá phần nào cho thấy Việt Nam đang duy trì cạnh tranh nhất định về xuất khẩu.

Áp lực lên tỉ giá cuối năm sẽ hạ nhiệt?

Theo bà Hiền, tỉ giá thường áp lực hơn về cuối năm. Mức độ kiểm soát rủi ro ra sao sẽ phụ thuộc vào dòng USD thực tế từ thặng dư thương mại, kiều hồi, vốn FDI giải ngân, thương vụ mua bán sáp nhập…

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số yếu tố có thể làm "nóng" tỉ giá như đồng USD dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn neo rất cao, các rủi ro từ cuộc chiến ở Trung Đông… Ngoài ra, về cuối năm, nhu cầu nhập khẩu thường tăng cao hơn cho một chu kỳ sản xuất mới nên cần nguồn ngoại tệ lớn hơn, bà Hiền nói.

Ông Trần Việt Dũng cũng cho rằng áp lực tỉ giá còn hiện hữu bởi chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố trong nước và quốc tế. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là việc FED vẫn duy trì lập trường sẽ tiếp tục tăng thêm một lần lãi suất từ nay cho tới cuối năm (dự kiến kỳ họp tháng 12).

Ngày 1-11 vừa qua, mặc dù FED quyết định không nâng lãi suất sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày nhưng lãi suất tham chiếu tại Hoa Kỳ vẫn đang neo ở mức khoảng 5,25-5,5% - mức cao nhất 22 năm trở lại đây.

"Nhưng với nguồn cung ngoại tệ từ hoạt động xuất siêu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối từ nay tới cuối năm được dự báo sẽ có sự gia tăng đáng kể, góp phần hạ nhiệt áp lực tỉ giá", ông Dũng nhận định.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy tính đến ngày 20-10-2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt tới gần 25,76 tỉ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Vì sao sát Tết giá USD lao dốc không phanh?Vì sao sát Tết giá USD lao dốc không phanh?

Chỉ trong vòng 2 tháng qua, giá USD tự do giảm gần 1.835 đồng/USD. Trong khi giá USD ngân hàng bốc hơi 1.289 đồng/USD. Đến nay giá USD tự do và USD ngân hàng gần bằng nhau.


Xem thêm: mth.83971450160113202-oas-iv-nol-nav-aig-it-cul-pa-gnuhn-cul-ik-ueis-taux/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất siêu kỷ lục nhưng áp lực tỉ giá vẫn lớn, vì sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools