Danh lam thắng cảnh bị xâm hại, mảng xanh và rừng thông dần nhường chỗ cho công trình. Đà Lạt trong quá trình đô thị hóa không chỉ có nguy cơ phá vỡ cảnh quan kiến trúc mà ảnh hưởng môi trường và gây ra các hệ lụy kẹt xe, ngập nước.
Việc bê tông hóa ở khu vực trung tâm vẫn chưa dừng lại. Những công trình đồ sộ, tổ hợp dịch vụ cao tầng đang và sẽ mọc lên, lấn chiếm những mảng xanh công cộng còn lại ở trung tâm Đà Lạt.
Nhưng nhìn ở góc tích cực cho sự phát triển lâu dài, sự phát triển theo chiều rộng sẽ tốt hơn cho Đà Lạt, cần chứ không phải chỉ xây nhà thêm cao ở khu trung tâm. Điều này, chắc hẳn chính quyền địa phương đã nhìn thấy và có quy hoạch. Nhưng khi nào Đà Lạt sẽ có diện mạo mới, xanh tươi hơn. Nhưng còn chờ bao lâu nữa mới thành hiện thực?
Phát triển thành phố, đô thị đâu cứ nhất quyết phải bê tông hóa công trình xây dựng, nhà cao tầng. Đà Lạt vẫn có thể cải tạo lại cho phát triển nhưng không nhất thiết phá vỡ thêm mảng xanh, cảnh quan, kiến trúc, di sản.
Mô hình cải tạo các thành phố, đô thị nổi tiếng trên thế giới được quy hoạch bài bản và hài hòa đảm bảo các giá trị cốt lõi, phát triển bền vững đáng để tham khảo cho Đà Lạt.
Mong sao cấp thẩm quyền hãy thận trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ giá trị cốt lõi môi trường, kiến trúc, di sản quý giá cho Đà Lạt. Chỉ chấp thuận cho phép đầu tư những dự án theo hướng tích cực, hài hòa và phát triển bền vững.
Các công trình nhà cao tầng có thể xây dựng ở ngoại thành, vừa kéo giãn dân số cho khu vực trung tâm vừa phát triển đô thị vệ tinh, đánh thức các quỹ đất vùng ven. Cần quy chế quản lý phù hợp, gắn quyền lợi người dân cùng bảo vệ và khai thác cảnh quan, kiến trúc, di sản vừa phát huy hết giá trị vừa giúp phát triển kinh tế.
Tăng mảng xanh khu vực trung tâm còn cần biện pháp phân bố và cải thiện bố cục đô thị, lắng bụi, giảm tích nhiệt, giảm tiếng ồn, phát triển hòa hợp với thiên nhiên. Công viên, vườn hoa công cộng là nơi người dân, du khách thường chọn đến dạo bộ, vui chơi, giải trí. Đây còn là không gian xanh, nâng cao chất lượng sống cho người dân, phát triển kinh tế xanh, giữ "hồn cốt" cho Đà Lạt.
Diễn đàn Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững nhận bài tới ngày 20-11-2023
Nhằm tìm kiếm những ý tưởng, đề xuất thực tiễn có tác động đến cảnh quan, trật tự, cải thiện chất lượng du lịch và xây dựng lại tình cảm trong lòng du khách, UBND thành phố Đà Lạt sẵn lòng lắng nghe những chia sẻ của người dân, các cơ quan chức năng và các chuyên gia từ chuỗi hoạt động trong diễn đàn "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững".
Báo Tuổi Trẻ rất mong nhận được các bài viết và ý kiến đóng góp từ quý độc giả.
- Thời gian: Từ tháng 10-2023 đến ngày 20-11-2023 (thay vì tới ngày 8-11 như kế hoạch ban đầu)
- Thông tin đăng tải trên nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Online
- Lễ trao giải kết hợp hội thảo để lãnh đạo thành phố lắng nghe, tiếp nhận…
HÌNH THỨC:
- Bài viết tối đa 1.200 chữ, kèm hình ảnh, video là điểm cộng;
- Bài thiết kế hình ảnh: từ 3 - 8 tấm, kèm chú thích;
- Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu là người nước ngoài);
- Các bài, clip hiến kế sẽ được lựa chọn để đăng trên báo Tuổi Trẻ, diễn đàn… Các tác phẩm được chấm nhuận bút. Qua đó, ban tổ chức sẽ xét duyệt chấm giải và trao thưởng;
- Bài dự thi, hiến kế chưa từng tham gia cuộc thi nào được tổ chức trước đây, không tham gia bất kỳ cuộc thi nào đang diễn ra, chưa từng đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội;
- Người tham gia chịu trách nhiệm về bản quyền cũng như yêu cầu của ban tổ chức.
- Bài dự thi gửi về địa chỉ email: hienkedulichdalat@tuoitre.com.vn. Vui lòng cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng.
CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
Ban tổ chức sẽ lập hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu để xét chấm các ý kiến góp ý, hiến kế chất lượng, có tính góp ý xây dựng cho du lịch Đà Lạt trong tương lai. Qua đó sẽ xét giải cho các bài chất lượng:
- 1 giải nhất trị giá 10 triệu đồng kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
- 1 giải nhì trị giá 7 triệu đồng kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
- 1 giải ba trị giá 5 triệu đồng kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
- 10 giải khuyến khích trị giá 2 triệu đồng/giải.
Kiến trúc sư Trần Đức Lộc, người có nhiều gắn bó lẫn thực hiện các quy hoạch Đà Lạt, gửi đến Tuổi Trẻ một góc nhìn kết nối giữa quy hoạch - kiến trúc - du lịch.