vĐồng tin tức tài chính 365

IMF: Quốc gia châu Á này sẽ vươn lên top 3 kinh tế thế giới vào 2027, thoải mái tăng trưởng hơn 6% trong năm tới

2023-11-14 16:42

Triển vọng tích cực của kinh tế Ấn Độ

Nền kinh tế Ấn Độ phát triển đặc biệt ấn tượng trong thời gian gần đây. Vào năm tài chính 2023, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái của nước này ở mức 7,2% - ghi nhận mức tăng nhanh hàng đầu trong số những nền kinh tế lớn.

Trong năm tài chính 2024, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa dự báo mức tăng trưởng hàng năm của nước này ở mức 6,3% với lý do chi tiêu tiêu dùng mạnh hơn dự kiến. Mặt khác, Morgan Stanley Research hồi đầu tuần vừa dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vào khoảng 6,5% trong năm tài chính 2024 và năm tài chính 2025, dựa trên các yếu tố cơ bản trong nước mạnh mẽ.

Cụ thể, Bộ phận nghiên cứu của ngân hàng đầu tư này cho biết, báo cáo Triển vọng Kinh tế Ấn Độ năm 2024 cho thấy nhu cầu trong nước cùng các biện pháp cải cách chính sách của quốc gia sẽ hỗ trợ tăng trưởng của nước này trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều bấp bênh.

Quốc gia châu Á hiện là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và được IMF dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2027. Hay theo một số nhận định, đến năm 2030, Ấn Độ cũng được cho là trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhờ các nền tảng vĩ mô vững mạnh và môi trường kinh doanh được cải thiện tốt giúp thu hút đầu tư. Hơn nữa, lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin và sản xuất tăng trưởng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho nước này.

3 yếu tố vàng thúc đẩy kinh tế Ấn Độ

Theo công ty cung cấp dịch vụ tài chính Allianz, đây là 3 yếu tố thay đổi “cuộc chơi”, giúp định hình triển vọng kinh tế trung hạn của Ấn Độ: đầu tư nước ngoài, thương mại và vốn nhân lực.

- Đầu tư nước ngoài phải trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Được biết hàng năm, chính phủ Ấn Độ đều có thông báo về chính sách đầu tư nước ngoài (FDI Policy), trong đó quy định những lĩnh vực, phạm vi và các điều kiện đầu tư. Các chính sách được công bố hàng năm ngày càng sát với nhu cầu thực tế của thị trường toàn cầu.

- Tiềm năng thương mại: Hồi cuối tháng 3 năm nay, Ấn Độ đã công bố Chính sách Ngoại thương (Foreign Trade Policy – FTP) 2023. Chính sách có hiệu lực từ ngày 01/4/2023, bắt đầu năm tài chính 2023-2024. Chính sách cho thấy quốc gia châu Á đã đơn giản hóa hoạt động kinh doanh, cắt giảm một số thủ tục và chi phí thủ tục cho một số doanh nghiệp. Điều này chứng minh tầm nhìn và mong muốn thúc đẩy thương mại và hoạt động kinh doanh của Ấn Độ.

- Vốn nhân lực sẽ có lợi cho câu chuyện tăng trưởng của Ấn Độ. Công ty Allianz cho rằng từ năm 2025 trở đi, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia có lực lượng lao động lớn nhất thế giới. Số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 dự kiến vượt ngưỡng một tỷ người vào năm 2026 và có thể duy trì trên mức đó cho đến năm 2075. Tuy nhiên, lợi tức dân số có thể sẽ giảm dần trong vòng 10 năm tới. Để hạn chế, Ấn Độ cần thực hiện cải cách thị trường lao động hơn nữa, đặc biệt là giải quyết tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên hiện thuộc hàng cao nhất ở châu Á.

Chưa hết, trong thập kỷ qua, đầu tư AI ở Ấn Độ đã tăng vọt, xếp quốc gia này đứng thứ sáu thế giới (khoảng 3,1 tỷ eur, theo Báo cáo chỉ số AI từ Stanford). Năm 2022, có 57 công ty AI mới của Ấn Độ được rót vốn. Tuy nhiên nước này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể cho cuộc cách mạng công nghệ này.

Tổng hợp

Xem thêm: nhc.165729051411132881-iot-man-gnort-6-noh-gnourt-gnat-iam-iaoht-7202-oav-ioig-eht-et-hnik-3-pot-nel-nouv-es-yan-a-uahc-aig-couq-fmi/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“IMF: Quốc gia châu Á này sẽ vươn lên top 3 kinh tế thế giới vào 2027, thoải mái tăng trưởng hơn 6% trong năm tới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools