Chốt phiên, giá dầu Brent giảm hơn 5%, chạm mức 76,8 USD/thùng. Dầu WTI cũng về ngưỡng hơn 72 USD/thùng trong phiên này, giảm 5,5%.
Diễn biến trên đến từ sau khi số liệu doanh thu bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên sau 7 tháng, qua đó làm tăng những lo ngại của giới đầu tư về khả năng các thị trường Mỹ và châu Á đồng loạt ghi nhận nhu cầu suy yếu trong giai đoạn cuối năm.
Bên cạnh đó, thị trường cũng chịu ảnh hưởng từ việc tồn kho dầu của Mỹ vẫn ở mức cao, giúp kéo nguồn cung thị trường đi lên.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều dự đoán nguồn cung sẽ thắt chặt trong quý IV/2023, nhưng dữ liệu của Mỹ công bố hôm thứ Tư (15/11) cho thấy dự trữ dầu của Mỹ vẫn dồi dào.
Trong khi dự kiến sản lượng lọc dầu của Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới, bị chậm lại cũng khiến các nhà đầu tư phải tạm dừng hoạt động
Ông Jun Rong Yeap, chiến lược gia thị trường của công ty môi giới tài chính IG ở Singapore, cho biết các yếu tố kỹ thuật đang hạn chế bất kỳ xu hướng tăng giá nào.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 3,6 triệu thùng trong tuần trước lên 421,9 triệu thùng, vượt xa dự đoán tăng 1,8 triệu thùng của các nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters. Sản lượng dầu thô của Mỹ giữ ổn định ở mức kỷ lục 13,2 triệu thùng/ngày.
VTV.vn - Giá dầu thế giới trồi sụt thất thường trong tuần qua, chi phối bởi yếu tố nguồn cung và biến động của đồng USD.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.5935149071113202-gnaht-4-tahn-paht-gnoux-uad-aig/et-hnik/nv.vtv