vĐồng tin tức tài chính 365

Cụ ông, cụ bà giáo viên về hưu rưng rưng trở lại bục giảng Ngày Nhà giáo

2023-11-18 11:14
Cô giáo Hồ Anh Nga nắn nót viết từng chữ tiếng Anh dựa theo trí nhớ của mình - Ảnh: NVCC

Cô giáo Hồ Anh Nga nắn nót viết từng chữ tiếng Anh dựa theo trí nhớ của mình - Ảnh: NVCC

Cầm lại viên phấn và đứng trên bục giảng sau vài chục năm, nhiều người không thể kìm nén được cảm xúc. Chương trình được tổ chức tại Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (quận Gò Vấp, TP.HCM) với sự tham dự của bảy cựu giáo viên, giảng viên đang sống tại viện dưỡng lão và 16 “học sinh” - vốn là nhân viên ở viện và tình nguyện viên.

Đứng lớp lại sau vài chục năm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Theo ban tổ chức, sự kiện này diễn ra hệt như một lớp học truyền thống: có kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và ôn tập dặn dò cuối buổi. Tuy nhiên, do tình trạng sức khỏe của thầy cô không thể đứng lâu, thời gian giảng bài được rút ngắn lại.

Khi ông bà lần lượt dạy xong, các học sinh sẽ lên trang trí lớp học và tổ chức văn nghệ nhỏ mừng ngày 20-11 hệt như một buổi sinh hoạt lớp.

Được biết, do tuổi cao sức yếu - từ gần 70 đến gần 90 tuổi, các thầy cô phải rất cố gắng giữ sức để hoàn thành hết buổi học. Thế nhưng, ai nấy cũng vô cùng tâm huyết và tỉ mỉ với bài giảng của mình.

Bà Võ Thị Hoài Liên (78 tuổi), cựu giáo viên môn văn, thổ lộ bà rất hạnh phúc khi được mặc lại chiếc áo dài một lần nữa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Bà Liên tâm sự: “Đối với những người đã và đang làm nghề giáo, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là một ngày rất quan trọng và đặc biệt. Tôi rất vui và xen lẫn đó là cảm giác bồi hồi khó tả, rưng rức. Các đồng nghiệp đã về hưu khác ai nấy cũng đều khá mệt, nhưng được tham gia lớp học ý nghĩa cùng nhau nên ai cũng đã cố gắng đến phút cuối của chương trình”.

Ông Hoàng Văn Tôn, cựu giảng viên Trường đại học Giao thông vận tải, không thể ngăn nổi những giọt nước mắt vì xúc động - Ảnh: NVCC

Ông Hoàng Văn Tôn, cựu giảng viên Trường đại học Giao thông vận tải, không thể ngăn nổi những giọt nước mắt vì xúc động - Ảnh: NVCC

Ông Bùi Anh Trung - giám đốc Viện Dưỡng lão Bình Mỹ - cho biết trước đây viện thường tổ chức các chương trình dành riêng cho nghề của các ông bà vào ngày đặc biệt như ngày thầy thuốc, bác sĩ, thương binh/bệnh binh…

Nhưng mới chỉ dừng lại ở một buổi gặp mặt ấm cúng và tặng hoa, tặng quà. Năm nay, ông Trung cùng các cộng sự muốn dành cho họ một bất ngờ - tái hiện chính tiết học của ông bà ngày xưa.

"Nhà tôi có truyền thống làm giáo viên. Bản thân tôi cũng đang tham gia đào tạo trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi. Tôi hay nghe thấy ông bà bảo nhau là "nhớ trường, nhớ lớp quá", vì vậy tôi chợt hiểu rằng có lẽ điều có thể khiến ông bà vui vẻ nhất và tri ân nhất đó là đưa ông bà quay lại giảng đường để hồi tưởng về thời gian gõ đầu trẻ. Thế là tôi lên kế hoạch và cố vấn cho nhân viên thực hiện, mọi chuyện đều được giữ bí mật với ông bà đến phút cuối cùng” - ông Trung chia sẻ.

“Sau chương trình, các ông bà đều nói là rất vui và xúc động. Nhưng theo tôi, những cảm xúc đan xen bên trong ông bà khó mà giải thích thành lời. Ánh mắt ông bà chất chứa rất nhiều cảm xúc, thậm chí có người gần như khóc cả chương trình. Điều đó cho tôi cảm giác tôi thật sự đã làm đúng” - ông Bùi Anh Trung nói thêm

“Có thầy, cô khóc cả chương trình”

Các thầy cô chụp hình lưu niệm cùng lớp vào cuối buổi - Ảnh: NVCC

Các thầy cô chụp hình lưu niệm cùng lớp vào cuối buổi - Ảnh: NVCC

Bà Hồ Anh Nga (88 tuổi), cựu giáo viên tiếng Anh, tâm sự bà vô cùng xúc động khi được sống lại thời đi dạy. Dù đã lâu không còn dạy học, bà vẫn sử dụng tiếng Anh lưu loát và nắn nót ghi từng câu, chữ lên bảng.

“Tôi hoàn toàn không có sự chuẩn bị gì vì đây là chương trình bất ngờ, lúc đó tôi dạy theo quán tính - dựa trên những kiến thức bản thân mình từng giảng dạy trong quá khứ.

Đứng trên bục giảng, tôi bất chợt nhớ về những người học trò cũ, với tôi mỗi người học trò đều như đứa con cần được dạy dỗ. Dạy xong các em ở dưới hát bài Người Thầy tặng tôi. Tôi đã tưởng khoảnh khắc đó mình sẽ khóc thật lớn”, bà Nga kể lại.

Nói về những khó khăn khi bắt tay vào thực hiện chương trình, ông Trung cho rằng có hai yếu tố chính là địa điểm tổ chức và nhân sự. Phải kiếm được một ngôi trường chấp nhận cho tổ chức sự kiện ở bên trong lớp học và phải gần với nơi ở của ông bà, cũng như nguồn lực nhân viên tổ chức và làm “học sinh” là có hạn nên phải đi huy động thêm các bác sĩ không có ca trực, bạn bè của ban tổ chức… là những thứ từng khiến ông phải đắn đo.

Rất may mắn, cả hai vấn đề đều được giải quyết một cách êm đẹp, nhiều bạn tình nguyện viên cảm thấy chương trình ý nghĩa nên chủ động ngỏ lời giúp đỡ.

Các cụ bà bày tỏ họ rất hạnh phúc khi được trở lại trường học vào dịp 20-11 - Ảnh: NVCC

Các cụ bà bày tỏ họ rất hạnh phúc khi được trở lại trường học vào dịp 20-11 - Ảnh: NVCC

Anh Đinh Du (27 tuổi) - tình nguyện viên đóng vai học sinh đảm nhận phần chính buổi văn nghệ - chia sẻ anh đã nhận lời tham gia ngay khi biết đến chương trình “Hồi ức người thầy”.

"Sau khi mình hát và đàn tặng các thầy cô, họ đã nắm tay và sờ mặt mình, dành tặng mình những lời khen chân thành và giản dị. Bầu không khí lúc đó thật sự ấm áp và xúc động, anh Du nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểuThủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu

Chiều 17-11, nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu.

Xem thêm: mth.7472200181113202-oaig-ahn-yagn-gnaig-cub-ial-ort-gnur-gnur-uuh-ev-neiv-oaig-ab-uc-gno-uc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cụ ông, cụ bà giáo viên về hưu rưng rưng trở lại bục giảng Ngày Nhà giáo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools