vĐồng tin tức tài chính 365

Giải mã bí ẩn “đế chế” Vạn Thịnh Phát

2023-11-20 03:55

Liên tục thâu tóm “đất vàng”

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Holding Group) thuộc sở hữu của gia đình họ Trương do nữ đại gia Trương Mỹ Lan làm Chủ tịch, được mạnh danh là một trong những công ty gia đình giàu bậc nhất tại Việt Nam.

Tập đoàn này được biết đến là một doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án lớn trên “đất vàng” ở TPHCM thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập. Tập đoàn VTP nắm trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều cao ốc ở những vị trí đắc ở khu trung tâm và các quận, huyện ở TPHCM.

Năm 2015, tập đoàn này đã bỏ ra hơn 700 tỉ đồng (tương đương 35 triệu đô la Mỹ) để mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp ở trung tâm Quận 3, TPHCM. Căn biệt thự xây dựng trên khu đất 2.819,5 m2, nằm góc giao lộ Võ Văn Tần – Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Diệu.

Một toà nhà của Vạn Thịnh Phát nằm ở vị trí đắc địa, ngay trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, TPHCM. Ảnh: Lê Quân

Cũng trong năm này, Vạn Thịnh Phát mua lại chung cư Thuận Kiều Plaza (Quận 5) với diện tích xây dựng khoảng 100.000 m2, có 3 tòa nhà cao 33 tầng với hàng trăm căn hộ nhà ở, phòng chức năng… bị bỏ hoang nhiều năm nay.

Ngoài các dự án nằm trên “đất vàng”, tháng 4-2016, VTP cũng đã khởi công xây dựng dự án Saigon Peninsula (hay còn được gọi là Mũi Đèn Đỏ ở Quận 7) với tổng diện tích 118 ha bao gồm công viên đa chức năng, bến cảng du thuyền quốc tế, văn phòng, khu biệt thự, căn hộ, khách sạn… Vốn đầu tư được công bố thời điểm mới ra mắt là 6 tỉ USD, rồi sau đó, dự án này lại “án binh bất động”.

Một trong những đặc điểm chung hiếm hoi của các công ty trong hệ thống VTP là hầu hết đều có quy mô vốn điều lệ rất lớn, từ vài ngàn đến vài chục ngàn tỉ đồng.

Từ năm 1991, bà Trương Mỹ Lan thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát với vốn điều lệ 34,8 triệu USD. Năm 2007, sau khi chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tăng vốn lên 6.000 tỉ đồng, trong đó bà Lan nắm cổ phần chi phối 80%. Từ đây, dưới sự dẫn dắt của bà Lan, tập đoàn này phát triển ra vô số dự án lớn trong hệ sinh thái của mình thông qua một loạt công ty con.

Sau 30 thành lập, từ một công ty kinh doanh thương nghiệp chủ yếu, đã phát triển thành Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đa ngành, trong đó thế mạnh là bất động sản, với quy mô vốn điều lệ gần 550 triệu USD.

"Bí quyết" làm giàu của đại gia Trương Mỹ Lan

Theo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Trương Mỹ Lan là chủ của Tập đoàn VTP, bao gồm một tập hợp các Công ty con, Công ty liên kết như: Công ty Cổ phần Tập đoàn VTP, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư VTP, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula, Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý bất động sản, Công ty Cổ phần Đầu tư Times Square...

Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng để huy động nguồn vốn khổng lồ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tập đoàn và các Công ty kể trên, Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn cổ phần của các ngân hàng này để thao túng hoạt động của các ngân hàng này phục vụ cho mục đích cá nhân.

Trong đó, từ tháng 12/2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, Trương Mỹ Lan đã nắm giữ 81,43% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ) dưới tên của 32 cổ đông; 98,74% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa dưới tên của 36 cổ đông và 80,46% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất dưới tên của 24 cổ đông.

Sau khi 3 ngân hàng này được hợp nhất vào ngày 01/01/2012 với tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng SCB), Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu 85,606% cổ phần của Ngân hàng SCB, đồng thời tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên Cổ phần Ngân hàng SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên 91,545% vào ngày 01/01/2018.

Tính đến tháng 10/2022, Ngân hàng SCB có vốn điều lệ trên 15.231 tỷ đồng (tương ứng 1.523.168.810 cổ phần) với tổng số 4.129 cổ đông, được NHNN công nhận; trong đó, Trương Mỹ Lan đã chiếm 91,536% vốn điều lệ, do 27 pháp nhân, cá nhân đứng tên giúp; trong khi bản thân bà Lan chỉ trực tiếp đứng tên sở hữu 4,982% vốn điều lệ.

Tài liệu điều tra xác định, các cá nhân và đại diện các tổ chức này (trừ các pháp nhân nước ngoài đã liên hệ nhưng không đến làm việc) đều khai đứng tên Cổ phần cho Trương Mỹ Lan.

Với việc sở hữu/nắm quyền chi phối số cổ phần Ngân hàng SCB nêu trên, Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân Lan tin tưởng, thân tín, đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo chỉ đạo của Lan vào các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng SCB, trả mức lương cao cho họ từ 200-500 triệu/tháng, như: Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc các Chi nhánh lớn, Trưởng Ban kiểm soát để sử dụng những người này điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB.

Thực tế, các lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng SCB đều do Trương Mỹ Lan tuyển chọn và giao nhiệm vụ, hoặc trước đó là nhân viên dưới quyền của Lan.

Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động thông qua các đối tượng chủ chốt tại SCB, Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng này như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, huy động vốn từ các nguồn khác quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, Ngân hàng SCB lại chủ yếu phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan.

“Ma trận” Vạn Thịnh Phát

Để rút tiền từ Ngân hàng SCB mà không bị phát hiện, Trương Mỹ Lan đã sử dụng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, trước tiên bằng hệ thống các loại công ty có mối quan hệ chằng chịt, kỳ thực đều do một tay bà ta chi phối theo mục đích riêng của bản thân.

Theo bản kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT-Bộ Công an, Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát (Hệ sinh thái VTP) được xây dựng và hoạt động theo mô hình Công ty CP Tập đoàn VTP (Tập đoàn VTP) giữ vai trò trung tâm, nắm giữ Cổ phần, kiểm soát toàn bộ hoạt động của các Công ty trong hệ sinh thái và thường không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh.

Bà Trương Mỹ Lan

Tập đoàn VTP, trụ sở tại số 193–203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn...

Quá trình hoạt động, Tập đoàn VTP đã xây dựng hệ sinh thái VTP với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các Công ty con, Công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật hoặc là người có quan hệ họ hàng, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn VTP.

Hệ sinh thái VTP được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, gồm: 1-Nhóm định chế tài chính tại Việt Nam gồm: SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty CP đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú (Công ty Việt Vĩnh Phú) trong đó SCB có vai trò đặc biệt quan trọng, được sử dụng như một công vụ tài chính để cấp vốn cho các Công ty trong hệ sinh thái VTP;

2- Nhóm Công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, phần lớn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn đều là Công ty có vốn điều lệ lớn, nắm Cổ phần chi phối các Công ty con, Công ty thành viên, như Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông (Công ty An Đông) vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng...

3- Nhóm các Công ty gọi là Công ty “ma” tại Việt Nam được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác, thi công...

Trương Mỹ Lan còn xây dựng mạng lưới nhiều Công ty vỏ bọc tại nước ngoài, tại các vùng lãnh thổ, quốc gia “thiên đường thuế” phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa “Nhà đầu tư nước ngoài” đầu tư vào Việt Nam có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.

Với phương thức này, kết quả điều tra xác định Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo nhóm đối tượng tại Tập đoàn VTP thành lập/nhận chuyển nhượng/sử dụng hàng ngàn pháp nhân để đứng tên khoản vay; chuyển/nhận tiền từ nước ngoài; phát hành trái phiếu; đứng tên dự án; cơ cấu lại sở hữu cổ phần giữa các Công ty, chuyển nhượng Cổ phần, tài sản cho các cá nhân theo mục đích của Trương Mỹ Lan và đồng phạm như chuyển nhượng nhiều lần để nâng giá trị tài sản, hoặc chuyển nhượng để lập phương án rút tiền ra khỏi Ngân hàng SCB...

Trong đó, có một số lượng lớn Công ty “ma” được thành lập không có hoạt động kinh doanh mà chỉ để đứng tên khoản vay tại Ngân hàng SCB, lập các phương án vay vốn khống hợp thức hóa rút tiền ngân hàng SCB để Lan sử dụng.

Kết quả điều tra xác định, Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của Ngân hàng SCB. Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh số tiền lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Ngoài ra, Trương Mỹ Lan còn lừa đảo 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư thông qua phát hành trái phiếu.

Thủ đoạn ‘rút ruột’ hàng trăm ngàn tỷ đồng từ ngân hàng SCB của bà chủ Vạn Thịnh Phát
(CAO) Thâu tóm toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB với mục đích huy động vốn của các tổ chức, cá nhân phục vụ cho mục đích riêng, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng.
 
Thanh Hòa

Xem thêm: lmth.864551_tahp-hniht-nav-ehc-ed-na-ib-am-iaig/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“Giải mã bí ẩn “đế chế” Vạn Thịnh Phát”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools