Ngày 21-11, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) cho biết thông tin trên.
Riêng các huyện Tân Phú Đông, Cai Lậy và thị xã Cai Lậy chưa phát hiện heo bị dịch tả châu Phi. Trong đó có 1.158 con heo bệnh, chết và bị tiêu hủy, chiếm tỉ lệ 54,44%.
Tại "điểm nóng" xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo đã công bố dịch bệnh trên toàn xã và có 40 hộ nuôi heo bị dịch tả châu Phi ở 6/6 ấp, có 843 con heo bệnh, chết đã được tiêu hủy, chiếm hơn 50% tổng đàn có heo bệnh.
UBND xã Xuân Đông đã lập 4 chốt kiểm dịch tại các đầu tuyến đường vào xã, ngã ba, ngã tư giáp ranh xã khác. Yêu cầu và cho chủ hai bến đò ngang kênh Chợ Gạo cam kết không chở heo qua lại, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, nhận thức về dịch bệnh, tuyệt đối không bán chạy đàn heo bệnh.
Các cống đập đều được đóng kín không để mầm bệnh theo dòng nước chảy ra sông Tiền, kênh Chợ Gạo làm lây lan đến các địa phương khác, thực hiện tốt việc tiêu độc, khử trùng các chuồng trại còn lại, cố giữ đàn heo.
Toàn tỉnh Tiền Giang có gần 300.000 con heo. Trước bối cảnh dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi cần cộng đồng trách nhiệm, chủ động các biện pháp phòng chống hiệu quả để bảo vệ thành quả của người chăn nuôi và cung cấp lượng thịt cho nhu cầu của người dân, nhất là cao điểm dịp Tết cổ truyền sắp tới.
Để phòng chống dịch tả heo châu Phi, cơ quan thú y tỉnh Tiền Giang khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện đúng các quy trình mua heo tái đàn từ vùng an toàn dịch bệnh, không mang thực phẩm từ heo vào trại, không sử dụng nguồn nước mặt chưa khử trùng, kiểm soát côn trùng, diệt chuột, tiêm phòng vắc xin, thực hiện tiêu độc, sát trùng vệ sinh chuồng trại và tiêu hủy heo khi bị nhiễm bệnh.
Toàn xã Xuân Đông có 15 ổ dịch, với tổng đàn heo khoảng 6.500 con, đến nay có hơn 247 con heo bệnh tả heo châu Phi trong tổng đàn trên 840 con. Đã có hơn 300 con heo bị tiêu hủy, với trọng lượng hơn 16 tấn.