vĐồng tin tức tài chính 365

200 hộ dân nơm nớp lo sạt lở núi

2023-11-25 14:54
Gần 200 hộ dân tại thôn Trà Cong, xã An Hòa, huyện An Lão nơm nớp lo sợ trước nguy cơ sạt lở núi, đá lăn xuống khu dân cư mỗi khi mưa lớn xảy ra - Ảnh: LÂM THIÊN

Gần 200 hộ dân tại thôn Trà Cong, xã An Hòa, huyện An Lão nơm nớp lo sợ trước nguy cơ sạt lở núi, đá lăn xuống khu dân cư mỗi khi mưa lớn xảy ra - Ảnh: LÂM THIÊN

Sáng 25-11, nhìn những cơn mưa lớn kéo dài không dứt, gương mặt ông Nguyễn Thanh Trầm (64 tuổi, ở thôn Trà Cong) không giấu được sự lo lắng vì nguy cơ sạt lở núi.

Mất ăn mất ngủ vì lo sạt lở núi

"Nghe đài báo thông tin từ 25 đến 27-11 An Lão có đợt mưa rất to kéo dài, nguy cơ gây ra lũ quét, sạt lở đất, tôi lo đến ngủ không được" - ông Trầm bày tỏ.

Theo lời ông Trầm, núi Trà Cong trước đây là rừng tự nhiên nhưng sau này người dân trồng rừng keo. Do vậy, mỗi khi keo khai thác xong thì nơi này thành "núi trọc", mưa bao nhiêu nước thì ầm ầm đổ xuống làng dưới chân núi.

"Cách đây mấy năm có một hòn đá to lăn từ trên núi xuống đường lớn cách cả trăm mét. Chúng tôi rất sợ" - giọng nói của người đàn ông 64 tuổi run run.

Các tảng đá lớn từ trên núi lăn xuống phía sau nhà người dân gây lo sợ - Ảnh: LÂM THIÊN

Các tảng đá lớn từ trên núi lăn xuống phía sau nhà người dân gây lo sợ - Ảnh: LÂM THIÊN

Thời gian gần đây, từ trong chân núi xuất hiện một rãnh nước lớn với chiều dài hàng chục mét, rộng khoảng 3m và sâu hơn 2m chạy thẳng ra tới nhà bà Trần Thị Thiềm (60 tuổi, ở thôn Trà Cong).

"Nước từ trong chân núi đổ ra nhà tôi nhiều lắm. Đất đá trôi tứ tung cuốn trôi heo, gà, đồ đạc trong nhà" - bà Thiềm nói.

Con rãnh dài hàng chục mét, sâu và rộng từ trong chân núi chạy thẳng ra nhà dân - Ảnh: LÂM THIÊN

Con rãnh dài hàng chục mét, sâu và rộng từ trong chân núi chạy thẳng ra nhà dân - Ảnh: LÂM THIÊN

Quy hoạch rừng sản xuất sang rừng phòng hộ

Bà Thiềm nói: "Mưa càng lớn thì nước càng nhiều, chúng tôi sợ nhà cửa dần dần bị nước cuốn trôi mất. Bà con rất mong được di dời đi nơi khác để an tâm sinh sống". 

Theo ông Đỗ Tùng Lâm - phó chủ tịch UBND huyện An Lão, thôn Trà Cong có 204 hộ dân thì có tới 178 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu sạt lở xảy ra.

"Mỗi khi có tình huống mưa lớn kéo dài, lượng mưa 350-400mm thì huyện tổ chức di dời người dân với phương án xen ghép, tránh trú ở những nhà an toàn, tại trụ sở thôn và trường mầm non. 

Huyện đã trình tỉnh thông qua Hội đồng nhân dân chuyển đổi 32ha đất rừng sản xuất sang rừng phòng hộ để trồng rừng phòng hộ ngăn đất đá trên núi sạt lở" - ông Lâm nói.

Người dân cho biết cứ hễ mưa xuống là nước kèm theo đất từ trên núi đổ xuống tứ tung khiến họ bất an - Ảnh: LÂM THIÊN

Người dân cho biết cứ hễ mưa xuống là nước kèm theo đất từ trên núi đổ xuống tứ tung khiến họ bất an - Ảnh: LÂM THIÊN

Theo ông Phạm Anh Tuấn - chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, thời gian qua, tỉnh đã rà soát, kiểm tra và đồng ý chủ trương di dời gần 200 hộ dân tại thôn Trà Cong đến nơi an toàn để bà con yên tâm sinh sống.

Đề nghị hỗ trợ hơn 129,5 tỉ làm 2 dự án khu tái định cư

UBND tỉnh Bình Định vừa đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình Chính phủ hỗ trợ 129,5 tỉ đồng từ nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho tỉnh, để triển khai thực hiện dự án khu tái định cư vùng thiên tai thôn Trà Cong, xã An Hòa, huyện An Lão và dự án tái định cư di dời khẩn cấp các hộ dân sống trong vùng sạt lở tại Núi Gành, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát (giai đoạn 2).

Cận cảnh hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng ở núi CấmCận cảnh hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng ở núi Cấm

TTO - Hàng trăm hộ dân tại khu vực núi Cấm, thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát, Bình Định đang huy động toàn lực nạo vét bùn đất, khơi thông dòng chảy đã bị đất đá từ trên đỉnh núi tràn vào nhà cửa sau 2 đợt sạt lở kinh hoàng.

Xem thêm: mth.73740111152113202-iun-ol-tas-ol-pon-mon-nad-oh-002/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“200 hộ dân nơm nớp lo sạt lở núi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools