vĐồng tin tức tài chính 365

Đại án BIDV: Phương án nào thu hồi nghìn tỉ thất thoát?

2020-11-02 12:29

Trong phần luận tội, Viện KSND TP Hà Nội xác định, một số cựu lãnh đạo, cán bộ BIDV có những sai phạm khiến ngân hàng thiệt hại gần 1.700 tỉ đồng, và buộc các bị cáo, tổ chức phải chịu trách nhiệm.

Theo thông báo của TAND TP Hà Nội, toà sẽ ra phán quyết với 12 bị cáo trong vụ án thất thoát gần 1.700 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vào chiều nay (2.11). Bên cạnh đó sẽ có những quyết định về cá nhân, tổ chức nào phải khắc phục trả cho BIDV số tiền thiệt hại trên.

Viện Kiểm sát cáo buộc, ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch BIDV) trong thời gian từ năm 2008 - 2016 đã chỉ đạo cấp dưới cho Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà), Công ty TNHH Thương mại và du lịch Trung Dũng (Công ty Trung Dũng) vay tiền khi cả 2 doanh nghiệp này không đủ điều kiện cấp tín dụng.

Ông Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn Luật sư Hà Nội) bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại - BIDV, tại toà, nêu quan điểm, người nào vay đương nhiên phải trả. Đối với Công ty Bình Hà (công ty sân sau của ông Trần Bắc Hà), hiện tại số tiền dư nợ là hơn 1.200 tỉ đồng.

Luật sư Thiệp cho hay, trước khi khởi tố vụ án, BIDV đã thấy được nguy cơ của dự án chăn nuôi bò nên có phương án tái cơ cấu và bước đầu có kết quả. Sau khi vụ án bị khởi tố, công ty này có yêu cầu được tổ chức lại hoạt động, và đã có phương án kinh doanh để khôi phục dự án.

Cơ quan điều tra đã chấp thuận, tạo điều kiện. Công ty Bình Hà hiện đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Về khả năng thu hồi số tiền thất thoát, theo luật sư Thiệp, Công ty Bình Hà cùng nhóm nhà đầu tư mới DoHoldings đã và đang thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo hợp đồng, nhóm đối tác sẽ trả tiền hàng năm cho Công ty Bình Hà để doanh nghiệp trả nợ ngân hàng.

“Theo tính toán, Công ty Bình Hà sẽ trả hết toàn bộ nợ gốc cho BIDV trong vòng 8 năm” – luật sư Thiệp nhận định.

Và việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh của Công ty Bình Hà được đặt dưới sự giám sát và BIDV có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay.

Đối với số tiền thất thoát khi cho Công ty Trung Dũng vay, ông Thiệp nêu, năm 2012 - 2014 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, ngành thép bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế.

Khi phát hiện Công ty Trung Dũng có dấu hiệu không trả được nợ, BIDV đã thành lập đoàn công tác, kiểm tra việc cấp tín dụng, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc ráo riết chi nhánh Hà Thành thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

BIDV đã tiến hành xử lý tài sản bảo đảm được hơn 358 tỉ đồng. Đến hết tháng 12.2019, dư nợ của Công ty là hơn 967 tỉ đồng.

Luật sư Thiệp đề nghị cơ quan tố tụng buộc Công ty Trung Dũng phải tiếp tục trả gốc và lãi theo các hợp đồng tín dụng đã ký.

Sau cùng là về số tiền hơn 263 tỉ đồng bị Đoàn Hồng Dũng (Giám đốc Công ty Trung Dũng) và Nguyễn Thị Thanh Sơn (Giám đốc Công ty Hà Nam) chiếm đoạt, BIDV đề nghị tòa buộc các bị cáo này phải bồi thường đầy đủ.

Tại phiên toà vừa qua, bà Nguyễn Thị Phương (Giám đốc Ban Pháp chế BIDV) - đại diện cho bị hại (BIDV) nêu, hiện tổ chức tín dụng này không xác định được thiệt hại nhưng luôn tôn trọng và chấp hành quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Xem thêm: odl.791058-taoht-taht-it-nihgn-ioh-uht-oan-na-gnouhp-vdib-na-iad/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đại án BIDV: Phương án nào thu hồi nghìn tỉ thất thoát?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools