vĐồng tin tức tài chính 365

Hai người đứng đầu ngành môi trường và công nghiệp nói về nguyên nhân sạt lở miền Trung

2020-11-02 19:15

Hai người đứng đầu ngành môi trường và công nghiệp nói về nguyên nhân sạt lở miền Trung

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - Hai vị bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) và Bộ Công Thương đều cho rằng, lượng mưa bão quá lớn, kéo dài đã kích hoạt sạt lở đất thảm họa ở miền Trung, chứ không phải nguyên nhân chính do các dự án thủy điện.

Sạt lở đất ở xã Phước Lộc, Phước Sơn (Quảng Nam), vùng hứng chịu thảm họa lũ lụt và lở đất những ngày qua. Ảnh:TTXVN

“Theo nghiên cứu của chúng tôi, chỉ cần mưa lớn với cường độ 100mm/ngày hoặc thấp hơn nhưng kéo dài liên tục hàng chục ngày đủ để khiến đất đá bị bão hòa nước. Khu vực miền Trung những ngày qua mưa rất lớn lại kéo dài”, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà nói tại thảo luận tổ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội ngày 2-11.

Quan điểm này của ông Hà không nhắc đến thủy điện- nguồn cơn e ngại lớn nhất của dư luận những ngày qua về nguyên nhân gây mưa lũ lớn, sạt lở đất nghiêm trọng tại miền Trung. Ông Hà cho rằng, đất sũng nước làm tăng các nguy cơ gây trượt, giảm lực kháng trượt, làm cho quá trình trượt lở nhanh hơn.

Còn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh dẫn số liệu quan trắc và khí tượng thủy văn cho hay: hồ thủy điện Đắc Mi 4 có thời điểm nước về hồ lên tới 17.000m3/giây. Do khả năng điều tiết, chứa nước nên đã cắt độ xả lũ đến 55%, không thì cả vùng hạ lưu ngập trắng.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà nhận định: nguyên nhân sạt lở được kích hoạt chính là do mưa bão kỷ lục cường độ cao, kéo dài liên tục. Đất đá bị bão hòa, sũng nước, vừa làm tăng các lực gây trượt, vừa làm giảm các lực kháng trượt, thúc đẩy nhanh quá trình trượt lở. Ông Hà cho rằng, đây là những dạng thiên tai cực đoan, diễn biến khó lường nên các nhà khoa hoạc cần đánh giá kỹ hơn đối với địa chất mỗi khu vực khi cho phép phát triển các công trình hạ tầng, nhằm phòng ngừa thảm họa thiên tai tốt hơn.

Cũng liên quan đến việc, thủy điện miền Trung có phải là nguyên nhân dẫn đến sạt lở đất, lũ cuốn hay không? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định cả nước có 429 công trình thủy điện thì có 401 các đập báo cáo hiện trạng an toàn đập, thực hiện đúng quy định về bảo trì, kiểm tra, sửa chữa. Các phương án ứng phó thiên tai, phối hợp bão lũ đến nay đều vận hành nghiêm. 376/401 đập chủ đập thực hiện theo đúng quy định về quy trình vận hành hồ chứa.

Trước đó, trong thông tin gửi cho báo chí, Bộ Công Thương khẳng định: thường xuyên kiểm tra an toàn hồ, đập thủy điện, cơ bản đều đảm bảo an toàn, thực hiện quy trình xả lũ và vận hành liên hồ, đơn hồ theo đúng quy định.

Cơ quan quản lý ngành điện lực này dẫn lời các chuyên gia cho rằng, nếu không có Đak Mi 4, cùng các hồ thủy điện A Vương, Sông Bung 4, Sông Tranh 2 và và quy trình vận hành an toàn, nghiêm ngặt thì vùng Đại Lộc và hạ lưu sông Vu Gia sẽ lên trên mức báo động 3, có thể vượt mức lũ lịch sử năm 2009 vài mét và không loại trừ xảy ra thảm họa.

Cách thức mà Đak Mi 4 và một số hồ thủy điện nói trên “gánh” một phần lũ cho hạ du có thể hiểu giản lược qua nguyên lý như sau: Thủy điện là một dạng hồ chứa dùng để điều tiết nước kết hợp với phát điện. Khi mưa lũ, thủy điện có nhiệm vụ tích nước, lượng nước nó tích chính là lượng lũ giảm đi nhờ hồ thủy điện.

Nếu mưa lũ tiếp tục, đến một ngưỡng thứ nhất, gọi là ngưỡng xả, hồ thủy điện bắt đầu xả nước để giảm tốc độ nước dâng trong hồ. Khi mực nước trong hồ đạt tới ngưỡng thứ 2, hồ sẽ xả nước với lưu lượng lớn hơn, nhưng nguyên tắc bất di bất dịch là lượng nước xả không vượt quá mức nước lũ về hồ thủy điện.

Nếu không có hồ thủy điện, thì toàn bộ lượng nước trong mưa lũ đã tràn xuống khu dân cư từ trước khi nó xả.
Trước đó, một số hồ thủy điện đã phát huy tác dụng cắt, giảm lũ cho hạ du với tổng lưu lượng xả qua công trình trên lưu lượng đỉnh lũ về hồ như Hồ Quảng Trị là 1.130/1.426m3/giây; Hồ Hương Điền là 2.500/4.552m3/giây; Hồ Bình Điền là 1.873/3.248 m3/giây; Hồ Sông Bung 4 là 1.873/3.248 m3/giây; Hồ Sông Tranh 2 là 1.501/1.884,8 m3/giây.

Cơ quan này nhấn mạnh, trong trận lũ vượt mức lịch sử tại miền Trung vừa qua, nhờ chủ động nắm bắt kịp thời thông tin dự báo về khí tượng, thủy văn; dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao của các cấp thẩm quyền, công tác vận hành các hồ chứa thủy điện tại đây cơ bản an toàn, không gây tác động bất lợi cho hạ du, đặc biệt là các hồ chứa vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa đã góp phần cắt giảm lũ.

Trước đó, ngày 26-10, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công Thương đã có văn bản số 8080 về ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 9. Trong đó, yêu cầu các chủ đập “Tổ chức quan trắc, thu thập thông tin về khí tượng thủy văn để chủ động vận hành hồ chứa an toàn, hiệu quả; tham gia cắt, giảm, làm chậm lũ, bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du; nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện”.

Hiện các chủ hồ thuỷ điện tiếp tục được yêu cầu chủ động dự báo thuỷ văn, báo cáo thường xuyên cho chính quyền các địa phương; thực hiện nghiêm quy trình vận hành đơn hồ, liên hồ chứa; điều tiết nước hợp lý để giảm thiểu tình trạng lũ chồng lũ cho vùng hạ du.

Xem thêm: lmth.gnurt-neim-ol-tas-nahn-neyugn-ev-ion-peihgn-gnoc-av-gnourt-iom-hnagn-uad-gnud-iougn-iah/781013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hai người đứng đầu ngành môi trường và công nghiệp nói về nguyên nhân sạt lở miền Trung”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools