Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, có nghĩa là cứ 3 ô tô được mua, tiêu thụ có 1 chiếc phải nhập khẩu. Trong khi đó, chi phí để sản xuất 1 chiếc ô tô trong nước hiện đang cao hơn từ 10 - 20% so với các nước trong khu vực, vì ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành này vẫn còn hạn chế.
Vậy làm cách nào để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam? Đây là nội dung chính của buổi tọa đàm "Chính sách thuế và vai trò của Hải quan trong việc thúc đẩy công nghiệp ô tô" do báo Hải quan tổ chức tại Hà Nội.
Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ ở trong nước. Ảnh minh họa - VGP.
Một nắp bình xăng của ô tô, doanh nghiệp của Thái Lan sản xuất và bán với giá 1,5 USD thì doanh nghiệp của Việt Nam lại bán với giá 3,8 USD, cao hơn 2,5 USD. Trong khi đó, một chiếc ô tô có tới hàng nghìn kinh kiện khác nhau. Chi phí sản xuất cao khiến giá bán xe trong nước vẫn cao hơn so với xe nhập khẩu.
Giảm chi phí sản xuất là yêu cầu cần thiết để hạ giá thành xe ô tô. Một trong những chính sách quan trọng đó là giảm thuế. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57 sửa đổi bổ sung Nghị định 122 về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Trong đó, có quy định áp dụng mức thuế suất nhập khẩu 0% cho nguyên liệu, vật tư, linh kiện để gia công, lắp ráp, sản xuất ô tô cho giai đoạn 2020-2024.
Điểm mới là không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô được thụ hưởng, mà ngay cả các doanh nghiệp có nhập nguyên vật liệu về để gia công cũng được hưởng ưu đãi này. Các doanh nghiệp cũng không bị hạn chế số lượng xe đăng ký.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được phép đăng ký 2 mẫu xe trở lên để được hưởng hoàn thuế nhập khẩu, thay vì chỉ được đăng ký một mẫu xe như trước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.21945000140110202-ot-o-peihgn-gnoc-hnagn-yad-cuht-ed-euht-ev-iad-uu/et-hnik/nv.vtv