Ông Nguyễn Hoà Bình cho biết, TAND tối cao đã đề ra 14 giải pháp để nâng cao chất lượng công tác xét xử.
Đề ra 14 giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử
Sáng 6.11, Quốc hội đã nghe Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Theo Chánh án TAND tối cao, từ ngày 1.10.2015 đến ngày 30.9.2020, các Tòa án đã thụ lý 19 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án; đã giải quyết dứt điểm 15 trường hợp. Các Tòa án cũng đã giải quyết 60/76 vụ án dân sự mà người bị thiệt hại khởi kiện các cơ quan nhà nước yêu cầu bồi thường.
Ông Nguyễn Hoà Bình cho biết, TAND tối cao đã đề ra 14 giải pháp để nâng cao chất lượng công tác xét xử. Chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các loại án tiếp tục được nâng cao; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án trong nhiều năm được hạn chế ở mức thấp, giảm dần qua các năm và hiện ở mức dưới 1,5%, đáp ứng chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Trong xét xử các vụ án hình sự, Chánh án TAND Tối cao khẳng định: "Đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp kết án oan người không có tội. Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương".
Cũng theo ông Nguyễn Hoà Bình, đã đưa ra xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn như: vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân Thanh; các vụ án liên quan đến ngân hàng,... Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước" - Chánh án TAND Tối cao cho biết.
Không còn vụ án nào quá hạn luật định do nguyên nhân chủ quan của Tòa án
Nói về việc xét xử các vụ việc dân sự, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết đã làm tốt việc hướng dẫn các đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án; khuyến khích công tác hòa giải; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết tốt vụ án. Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức tập huấn kỹ năng viết bản án, quyết định cho các Thẩm phán nên đã hạn chế được phần lớn các tồn tại trước đây.
Trong xét xử các vụ án hành chính, theo ông Bình, các Tòa án đã quan tâm đẩy nhanh tiến độ giải quyết, tính đến ngày 30.9.2020 không còn vụ án nào quá hạn luật định do nguyên nhân chủ quan của Tòa án.
"Để nâng cao chất lượng giải quyết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị, trong đó yêu cầu các Tòa án và các đơn vị liên quan tập trung làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng xét xử cho các thẩm phán; phối hợp chặt chẽ với uy ban nhân dân các cấp; tăng cường công tác giám đốc kiểm tra để kịp thời rút kinh nghiệm các sai sót nghiệp vụ" - ông Bình nói.
Xem thêm: odl.611258-nol-et-hnik-gnuhn-maht-na-uv-ueihn-hnim-meihgn-ux-tex-ar-aud-ad/taul-pahp/nv.gnodoal