vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc và các nước xuất khẩu đậu nành đều tăng dự trữ

2020-11-07 10:41

Trung Quốc và các nước xuất khẩu đậu nành đều tăng dự trữ

Khánh Lan

(TBKTSG Online) - Giá đậu nành trên thị trường thế giới hiện tăng lên mức cao nhất trong bốn năm qua khi Trung Quốc liên tục mua gom mặt hàng quan trọng đối với ngành chăn nuôi này để dự trữ. Trong khi đó, các vụ đậu nành Brazil và Argentina, hai trong bốn vùng trồng lớn nhất thế giới đang bị đe dọa bởi thời tiết khô hạn.

Trung Quốc tăng vét hàng

Trong phiên giao dịch hôm 5-11, các hợp đồng tương lai đậu nành giao tháng 1-2021 trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) ở Chicago, Mỹ tăng lên mức 11,01 đô la Mỹ/bushel (đơn vị đo lường thể tích, khoảng 36 lít), tăng hơn 30% từ thời điểm giá thấp nhất trong tháng 4 và đang cao nhất trong 4 năm qua.
Thời tiết khô hạn gần đây ở Brazil và Argentina do hiện tượng thời tiết La Nina tác động xấu đến triển vọng các vụ mùa đậu nành ở hai nước này.

Giá đậu nành trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago đang giao dịch ở mức cao nhất trong 4 năm qua. Ảnh: Financial Times

“Bất kỳ vấn đề thời tiết nào ở Nam Mỹ cũng có thể trở thành lý do đề đậu nành tăng lên mức giá hai con số”, Matt Ammerman, nhà phân tích ở Công ty môi giới hàng hóa StoneX, nhận định

Đậu nành cùng các loại lương thực quan trọng khác như ngô và lúa mì duy trì đà tăng giá ổn định kể từ giữa năm nay, nhờ các chính phủ chạy đua mua dự trữ để đề phòng chuỗi cung ứng bị xáo trộn bởi làn sóng Covid-19 thứ hai. Trung Quốc là nước mua các mặt hàng nông nghiệp mạnh mẽ nhất, quốc gia đông dân nhất thế giới này đang nỗ lực tái đàn heo bị sụt giảm sau cuộc khủng hoảng dịch tả heo châu Phi.

“Trung Quốc quay trở lại mua đậu nành với số lượng lớn ở thị trường Mỹ trong những tháng gần đây, giúp doanh số xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp Mỹ sang Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục mới” Karen Braun, nhà phân tích thị trường hàng hóa nông nghiệp của Reuters nhận định.

Đậu nành chiếm đến 62% trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp của Mỹ sang Trung Quốc trong tháng 9-2020 và tỷ lệ này vào tháng trước đó là 41%.

Andrew Rawlings, nhà phân tích ở Ngân hàng Rabobank (Hà Lan), nhận định nhu cầu mạnh mẽ ở các mặt hàng lương thực cho thấy một số nước lo ngại về lạm phát lương thực.

Giá ngô cũng đang chứng kiến mức phục hồi tương tự kể từ mùa xuân nhờ vụ mùa suy giảm ở Ukraine do thời tiết khô hạn. Hôm 5-11, giá ngô tương lai ở CBOT tăng 0,4% lên mức 4,15 đô la/bushel, mức cao nhất trong 14 tháng qua.

Các khách hàng lớn gồm Ai Cập và Morocco tăng mạnh lúa mì trong thời gian gần đây khi hạn hán đang diễn ra ở Bắc Phi, giúp giá lúa mì tương lai duy trì ở mức cao 6,15 đô la/bushel trong phiên giao dịch hôm 5-11.

Trung Quốc đã bán phần lớn lương thực trong các kho dự trữ chiến lược kể từ tháng 5 năm nay nhằm kìm hãm đà tăng giá trong nước. Giờ đây, nước này cần bổ sung cho các kho dự trữ này.

Wayne Gordon, nhà phân tích hàng hóa nông nghiệp ở chi nhánh Ngân hàng UBS tại Singapore nói: “Các kho dự trữ hàng hóa nông nghiệp của Trung Quốc đang ở các mức rất thấp”.

Brazil tìm cách tái nhập đậu nành

Bốn nước xuất khẩu đầu đậu nành lớn nhất thế giới là Brazil, Mỹ, Argentina và Paraquay. Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới nhưng hoạt động xuất khẩu kỷ lục sang Trung Quốc và mức tiêu thụ tăng lên ở trong nước đã khiến nguồn cung đậu nành của Brazil về cơ bản đã cạn kiệt.

Đậu nành được thu hoạch tại Santa Cruz do Rio Pardo, bang Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Bloomberg

Hồi tháng trước, chính phủ Brazil buộc phải dỡ bỏ thuế nhập khẩu đậu nành, bã đậu nành và dầu nành, trong một nỗ lực nhằm khuyến khích nhập khẩu và kìm hãm mức lạm phát thực phẩm ở trong nước.

Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trên thị trường đậu nành và những bước đi tiếp theo của nước này sẽ quyết định giá mặt hàng này trong tương lai gần. Khi Brazil đã bán cạn kiệt nguồn cung trong nước, Trung Quốc phải chuyển sang Mỹ, Argentina, và Paraguay để mua thêm đậu nành. Và một tình huống trớ trêu đang xảy ra,

Brazil, nước cung cấp đậu nành chính cho Trung Quốc, giờ đây phải cạnh tranh chính với khách hàng này để nhập khẩu đậu nành từ các nước khác.

Năm 2018, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu bùng nổ, Brazil được hưởng lợi lớn với doanh số đậu nạnh xuất khẩu sang Trung Quốc đạt mức kỷ lục gần 70 triệu tấn. Trong chín tháng đầu năm nay, Brazil đã xuất khẩu sang Trung Quốc 58 triệu tấn đậu nành.

Trong tháng 6, Trung Quốc mua đậu nành Brazil với số lượng kỷ lục 10,51 triệu tấn, tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng Cục hải quan Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, vì nguồn cung ở Brazil đã cạn dần, khiến giá tăng cao, Trung Quốc chuyển sang mua đậu nành của Mỹ. Ngoài ra, việc Trung Quốc tăng tốc mua đậu nành từ Mỹ một phần là nhằm đáp ứng các cam kết tăng mua hàng hóa nông nghiệp Mỹ trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một.

Theo Financial Times, Bloomberg, Forbes

Xem thêm: lmth.urt-ud-gnat-ued-hnan-uad-uahk-taux-coun-cac-av-couq-gnurt/963013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc và các nước xuất khẩu đậu nành đều tăng dự trữ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools