vĐồng tin tức tài chính 365

Hậu COVID-19: Thương hiệu lớn cũng ra vỉa hè kinh doanh

2020-11-07 13:40

 

Otoké Chicken đưa kios ra trước cửa hàng bán cho khách mang đi
Otoké Chicken đưa kios ra trước cửa hàng bán cho khách mang đi

Không phải người không đủ điều kiện thuê mặt bằng mới ra vỉa hè buôn bán, mà hiện nay, không ít thương hiệu lớn cũng tận dụng lợi thế “mặt tiền” vỉa hè để tiếp cận thêm nhiều khách hàng theo xu hướng take away (bán mang đi).

Từ thức ăn nhanh

Sáng sớm ngày đầu tuần, trong dòng xe cộ tấp nập của Sài Gòn, chị Đỗ Thị Lan Thy (34 tuổi, nhân viên văn phòng làm việc tại Q.1, TPHCM) vẫn kịp mua cà phê, thức ăn sáng của những thương hiệu yêu thích mà không mất quá nhiều thời gian.

“Mỗi sáng tôi thường mua cà phê của Highlands coffee, bánh mì của Otoké Chicken hoặc McDonald’s… Trước kia muốn mua thì mình phải gửi xe, vào cửa hàng đặt món, chờ đợi khá lâu. Nay, nhiều chi nhánh các hệ thống này đưa hàng ra tận vỉa hè, chỉ cần ngồi trên xe sẽ có nhân viên phục vụ tận nơi, vô cùng tiện lợi” - chị Lan Thy cho biết.

XX ccc vvvv
Cà phê Ông Bầu là thương hiệu tập trung phát triển mạnh mô hình quán nhỏ và kios ở phố

Trên đường Đào Duy Từ (Q.10, TPHCM), quầy hàng nhỏ của hệ thống thức ăn nhanh Otoké Chicken phục vụ khá sớm để đáp ứng nhu cầu ăn sáng của người đi làm, đặc biệt là đối tượng học sinh - sinh viên. Minh Tâm (sinh viên trường đại học Kinh tế TP.HCM) chia sẻ: “Khi các thương hiệu đưa hàng ra ngoài phục vụ khách đi đường, dường như giá cả cũng mềm hơn so với ăn tại cửa hàng. Chẳng hạn một chiếc bánh mì chỉ có giá 19.000 đồng khi mua mang đi, ngoài ra quầy hàng cũng có menu để khách có nhu cầu lựa thêm món. Tất cả đều được phục vụ tận nơi”.

Theo tìm hiểu, nhiều chuỗi F&B (Food and Beverage Service: dịch vụ nhà hàng và quầy uống) lớn tại TP.HCM có động thái đưa các kios nhỏ ra vỉa hè để kinh doanh. Trên đường Hoàng Diệu (Q.4, TP.HCM), McDonald’s đã mang một kios nhỏ có hamburger và cà phê ra bán trước cửa hàng của mình. Tuy nhiên, có thể mô hình mới này không hiệu quả hoặc phụ thuộc quá nhiều vào vị trí cửa hàng, nên McDonald’s vẫn chưa nhân rộng.

Thương hiệu Otoké Chicken cũng đã triển khai thí điểm một vài quầy kệ phục vụ bữa sáng cho khách hàng ở vỉa hè trước các cửa hàng của mình. Vì để phục vụ việc ăn sáng, Otoké Chicken chủ yếu bán hamburger và cà phê. Cũng như các thương hiệu F&B khác, mô hình mới này cũng đang được Otoké Chicken thử nghiệm tại một số cửa hàng.

Đến cà phê thương hiệu

Highlands coffee là một trong những nhãn hiệu đầu tiên triển khai mô hình này tại Việt Nam, đưa ra những ly cà phê với giá rẻ hơn, nhanh chóng hơn tại những địa điểm đông đúc như tại quận 1 hay các ngã năm nổi tiếng. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải “xuống đường” để cạnh tranh với cà phê quán cóc vỉa hè, Highlands coffee chỉ bán hàng quầy kệ trước cửa hàng của mình. Mô hình các quầy kệ này cũng đang trong quá trình thử nghiệm. Đặc biệt, phương thức bán hàng này của Highlands coffee được bắt đầu từ rất sớm, khoảng 7g để phục vụ dân văn phòng với giá cà phê rẻ hơn trong cửa hàng. Ví dụ: ly cà phê sữa đá size lớn ở kệ nhỏ sẽ bằng giá ly size nhỏ trong cửa hàng, khoảng 29.000 đồng. Ngoài ra, các quầy nhỏ Highlands Coffee còn bán cả cà phê bột túi.

CCC vvv bbbbbbb
Phương thức đưa hàng ra vỉa hè được nhiều công ty F&B có thương hiệu tận dụng sau COVID-19

Vinacafé cũng đặt xe đẩy ở những nơi đông người qua lại. Là thương hiệu chỉ sản xuất cà phê đóng gói nhưng Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafé) cũng chọn cách ra “vỉa hè” để thu hút khách hàng. Hiện tại, những xe cà phê của thương hiệu này tập trung chủ yếu ở quận Phú Nhuận và Bình Thạnh. Các xe bán hàng được trang trí bắt mắt với tông màu chủ đạo là vàng (màu nhận diện của thương hiệu). Giá của những ly cà phê “take away” cũng khá rẻ, chỉ 12.000 đồng cho cà phê đen và 14.000 đồng cho cà phê sữa, xe đẩy cũng bán những sản phẩm của Vinacafé sản xuất.

Trong tất cả, Ông Bầu chính là thương hiệu chú trọng tới mô hình này nhất. Sở dĩ họ dám đặt mục tiêu tới năm 2022 có 10.000 quán cà phê mang thương hiệu Ông Bầu là dựa vào việc phát triển thật mạnh mô hình quán nhỏ và kios ở phố.

Tiết kiệm và tối ưu hóa là hai từ mà nhiều doanh nghiệp buộc phải tâm niệm sau Covid-19. Thậm chí một chuỗi quán nhậu có tiếng ở TPHCM là Ba Gác còn rao cho thuê toàn bộ mặt bằng của mình vào buổi sáng trên các diễn đàn bất động sản lớn - điều hiếm khi xảy ra trước Covid-19.

Việc để một quầy nhỏ trước quán hàng của mình vừa để doanh nghiệp có thêm thu nhập vừa tận dụng được mặt bằng đắt đỏ đã thuê. Với đặc thù giao thông và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam, người dân rất ngại phải dừng lại rồi gửi xe để vào cửa hàng mua đồ ăn và uống buổi sáng. Họ thích mua ở những quầy kệ dọc đường - vì yếu tố tiện lợi được đưa lên hàng đầu. Thế nên, muốn có thêm nhiều doanh thu vào buổi sáng, không còn cách nào khác hơn là các thương hiệu tràn ra phố.

“Xuống đường” có phải xu hướng?

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nhận định, “xuống đường” không phải mô hình mới. Xu hướng năng động đa dạng hình thức và tối đa hóa nguồn thu là xu hướng tất yếu của các ngành khi cạnh tranh lên cao. Riêng mảng cà phê, các thương hiệu đều phát triển ở nhiều phân khúc cao - trung - thấp cấp.

VVV ccc CCC XXX
Dù đã có quán xá, nhiều người vẫn tận dụng lợi thế vỉa hè để bán hàng

“Trong nhiều lĩnh vực bán lẻ đại chúng, sự tiện lợi là xu hướng tất yếu. Nhiều hệ thống F&B phát triển rất mạnh với chuỗi bán mang đi là phần lớn. Khi một thương hiệu nhảy ra làm, các thương hiệu khác cũng chạy theo. Đây là cuộc cạnh tranh lý thú có lợi cho cả thương hiệu và khách hàng. Đặc biệt, xu hướng này tạo sức bật mạnh hơn sau dịch COVID-19, khi các thương hiệu đang tạo dấu ấn cho mình. Các thương hiệu cần phòng thủ từ xa, phòng thủ chủ động” - ông Võ Văn Quang chia sẻ.

Ông Nguyễn Bá Ngọc - Công ty tư vấn truyền thông NBN Media - cho rằng sự xuất hiện của các chuỗi phân khúc giá trung bình trên đường phố cho thấy “sự tỉnh ngộ” của các nhà kinh doanh. Phân khúc trung bình và cao cấp ngày càng chật hẹp thì phân khúc giá rẻ lại là sân chơi mới đầy hấp dẫn. Thị trường khá lớn lại dễ tính, chi phí đầu tư không quá cao là những yếu tố thu hút nhà đầu tư.

Với chiến lược của thương hiệu Việt hiện nay, đây được đánh giá là mô hình khá mới lạ, khi trước đó chỉ có các thương hiệu nhỏ lẻ hay tự phát mới tập trung hướng đến. Nhưng hiện nay, khi đã tối đa hóa những gì mà mô hình nhà hàng trước đó từng làm, đã đến lúc các thương hiệu cần phải đánh chiếm thị phần từ những nơi khác. Điều hiển nhiên mà các “đại gia” đã bỏ ngỏ bấy lâu chính là phương thức bán hàng ở lề đường, những nơi đông dân văn phòng cần sự nhanh chóng và tiện lợi. Chính điều này thúc đẩy nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực ăn uống đưa hàng ra tận cửa - điều mà trước đó ta chưa hề khai thác.

Rõ ràng “vỉa hè” là phân khúc nhiều “ông lớn” đã từng bỏ lửng. Khi phân khúc trung cấp và cao cấp ngày càng chật hẹp thì nhóm bình dân, người có thu nhập thấp lại là đối tượng tiềm năng. Ở nhóm này, thị trường khá lớn lại dễ phục vụ nên nếu xây dựng mô hình đúng gu, giá cả hấp dẫn, lợi nhuận sẽ tăng vì chi phí đầu tư không cao. Đây cũng là lời cảnh báo cho những “chuỗi” cửa hàng nhỏ, ít tên tuổi, quy trình không chuyên nghiệp khi gặp những “đối thủ” cạnh tranh quá mạnh. 

Phương Vy

Xem thêm: lmth.2731241a-hnaod-hnik-eh-aiv-ar-gnuc-nol-ueih-gnouht-91-divoc-uah/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Hậu COVID-19: Thương hiệu lớn cũng ra vỉa hè kinh doanh ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools