vĐồng tin tức tài chính 365

EU cáo buộc Amazon vi phạm quy định chống độc quyền

2020-11-11 22:22

EU cáo buộc Amazon vi phạm quy định chống độc quyền

Chánh Tài

(TBKTSG Online) - Tập đoàn thương mại điện tử Amazon vừa bị Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), cáo buộc vi phạm các quy định chống độc quyền vì lạm dụng dữ liệu kinh doanh bí mật của các nhà bán hàng độc lập trên nền tảng của Amazon để cạnh tranh chống lại họ.

Amazon bị cáo buộc trục lợi nhờ vai trò kép

Hôm 10-11, Margrethe Vestager, Phó chủ tịch EC kiêm Cao ủy phụ trách cạnh tranh của EU, cho biết sau cuộc điều tra kéo dài hơn một năm, EC đi đến kết luận sơ bộ cho rằng Amazon đã vi phạm các quy định về cạnh tranh của EU bằng cách thu thập sử dụng dữ liệu không công khai của các nhà bán lẻ bên thứ ba trên nền tảng Amazon ở Pháp và Đức để cạnh tranh với họ.

Margrethe Vestager, Phó chủ tịch EC kiêm Cao ủy phụ trách cạnh tranh của EU. Ảnh: Getty

Tháng 7-2019, EC mở cuộc điều tra để làm rõ vai trò kép, vừa là nền tảng bán hàng trung gian vừa là nhà bán lẻ trực tiếp, của ông lớn thương mại điện tử này. EC đã kiểm tra các thỏa thuận giữa Amazon và các nhà bán lẻ độc lập trên nền tảng của Amazon cũng như xem xét liệu có phải Amazon lạm dụng dữ liệu của các nhà bán lẻ này hay không.

Cuộc điều tra phát hiện Amazon sử dụng các dữ liệu mà nhà bán lẻ không công bố chẳng hạn như số lượng đơn hàng và doanh thu để xây dựng thuật toán bán lẻ riêng, giúp Amazon quyết định nên ra mắt những sản phẩm mới nào (thuộc nhãn hàng riêng của Amazon) và với mức giá nào.

Vestager cho rằng nhờ hành vi này, Amazon có thể tránh được các rủi ro cạnh tranh bán lẻ thông thường, nâng cao sự thống lĩnh thị trường ở Pháp và Đức, gạt những bên bán hàng thứ ba ra rìa và kìm hãm khả năng tăng trưởng của họ. Chẳng hạn, Amazon có thể sử dụng dữ liệu của các bên bán hàng thứ ba để nắm bắt sản phẩm nào đang bán chạy, rồi sau đó, tung ra sản phẩm tương tự và bán với giá thấp hơn.

Bà Vestager nhấn mạnh: “Chúng ta phải bảo đảm rằng các nền tảng có vai trò kép với quyền lực thị trường lớn, chẳng hạn Amazon, không được làm méo mó cạnh tranh. Dữ liệu hoạt động của bên bán hàng thứ ba không nên được sử dụng để giúp Amazon cạnh tranh với những bên bán hàng này”.

Ngoài ra, EC cũng cho biết đã mở cuộc điều tra thứ hai về nghi vấn Amazon đối xử ưu ái đối với những sản phẩm bán lẻ của những bên bán hàng thứ ba đồng ý trả thêm phí để sử dụng các dịch vụ giao hàng và kho vận Amazon.

EC sẽ tập trung vào việc làm rõ Amazon dựa vào tiêu chí nào để hiển thị tính năng ‘Buy Box’ cho sản phẩm. Buy Box (hộp mua hàng) là một khu vực ở bên tay phải của một trang chi tiết sản phẩm trên Amazon. Đây là nơi các khách hàng có thể thêm một sản phẩm vào giỏ hàng của họ hoặc thực hiện mua hàng ngay lập tức. Buy Box đóng góp đến 80% doanh số bán hàng trên Amazon.

“Mối lo ngại của chúng tôi là Amazon có thể cố tình ép các nhà bán lẻ sử dụng các dịch vụ liên quan của Amazon và khóa chặt họ vào hệ sinh thái của Amazon”.

Theo Vestager, hơn 70% người mua sắm trực tuyến ở Pháp đã từng mua sắm trên Amazon trong 12 tháng qua và con số này ở Đức là hơn 80%.

Bà giải thích: “Chúng tôi không có vấn đề gì với thành công hay quy mô của Amazon nhưng mối lo ngại của chúng tôi là cách thực hành kinh doanh của Amazon dường như bóp méo cạnh tranh”.

Amazon phản bác và ‘kể công’

Phản ứng trước kết luận sơ bộ trên của EC, Amazon ra thông báo nhấn mạnh: “Chúng tôi không đồng ý với các tuyên bố sơ bộ của EC và sẽ tiếp tục nỗ lực để bảo đảm EC nắm bắt chính xác sự thật”.

Logo của Amazon bên ngoài một nhà kho tại Đức. Ảnh: Getty

Amazon cho rằng tập đoàn này chỉ chiếm chưa đến 1% thị phần bán lẻ toàn cầu và luôn có những nhà bán lẻ lớn hơn ở những nước mà Amazon hoạt động. “Không công ty nào quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp nhỏ hoặc làm nhiều hơn để hỗ trợ họ trong hai thập kỷ qua như Amazon”, thông báo của Amazon trần tình.

Amazon cho biết có hơn 150.000 doanh nghiệp châu Âu bán hàng thông qua nền tảng của Amazon và kiếm hàng chục tỉ euro doanh thu mỗi năm.

Tại cuộc điều trần ở Quốc hội Mỹ hồi đầu năm nay, Nate Sutton, luật sư về cạnh tranh của Amazon, khẳng định Amazon không sử dụng dữ liệu của bên bán hàng thứ ba khi quyết định ra mắt các nhãn hàng riêng.

Nhưng sau khi một phóng sự điều tra của Wall Street Journal chỉ ra điều ngược lại, Jeff Bezos, Giám đốc điều hành Amazon, hứa sẽ mở một cuộc điều tra về vấn đề này.

Dù vậy, các chuyên gia pháp lý nghi ngờ về cơ sở pháp lý vững chắc trong vụ điều tra của EC. Alfonso Lamadrid, luật sư về cạnh tranh của hãng luật Garrigues, nói: “Để thiết lập căn cứ pháp lý vững chắc, EC cần phải chứng minh rằng Amazon là nền tảng không thể thiếu đối với các bên bán hàng thứ ba và hành vi của Amazon buộc họ họ phải rời khỏi thị trường”.

EC cho biết sẽ tiếp tục điều tra thêm trước khi áp khoản phạt nào đối với Amazon. Cuộc điều tra có thể kéo dài nhiều năm và có thể khiến Amazon đối mặt với mức phạt tiền tối đa lên đến 10% doanh thu toàn cầu của tập đoàn này mỗi nay. Nếu dựa trên doanh thu ước tính của Amazon trong năm nay, thì con số 10% này vào khoảng 37 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, bà Vestager nói rằng có khả năng EU sẽ dàn xếp các khiếu nại với Amazon. Trước đây, bà từng ghi nhận rằng các khoản tiền phạt lớn không phải là giải pháp để điều chỉnh quyền lực thống trị của các ông lớn công nghệ.

EU đã bỏ ra 10 năm trời để theo đuổi các cáo buộc độc quyền nhằm vào Google và phạt công ty này tổng cộng gần 10 tỉ đô la sau khi kết luận Google lạm dụng sự thống trị trên thị trường để cạnh tranh không công bằng với các đối thủ hoặc buộc các đối tác phải chịu sự lệ thuộc vào các dịch vụ của Google.

Tuy nhiên, các luật sư về chống độc quyền cho biết không có nhiều thay đổi về cạnh tranh sau những án phạt này vì EU cho phép Google tự sửa chữa phần lớn của các vấn đề.

Theo CNN, Financial Times

Xem thêm: lmth.neyuq-cod-gnohc-hnid-yuq-mahp-iv-nozama-coub-oac-ue/265013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“EU cáo buộc Amazon vi phạm quy định chống độc quyền”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools