vĐồng tin tức tài chính 365

Các nhà xuất khẩu Mỹ chật vật tìm kiếm container rỗng

2020-11-16 20:43

Các nhà xuất khẩu Mỹ chật vật tìm kiếm container rỗng

Chánh Tài

(TBKTSG Online) - Nhập khẩu hàng hóa từ châu Á vào Mỹ tăng vọt do các nhà bán lẻ ở nước này tích trữ hàng hóa để phục vụ mùa mua sắm Giáng sinh sắp đến. Điều này khiến các công ty vận tải biển hối hả xoay vòng container trở về Trung Quốc – nơi cung ứng hàng xuất khẩu – mà không chờ đóng hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc như bình thường, gây ra tình trạng khan hiếm container rỗng trầm trọng đối với các nhà xuất khẩu Mỹ.

Đơn hàng của các nhà xuất khẩu Mỹ bị từ chối

Do phải theo kịp nhu cầu nhập khẩu hàng hóa mạnh từ Trung Quốc, các hãng tàu biển tại Mỹ cần nhanh chóng tháo dỡ hàng hóa để đưa các container rỗng trở về châu Á. Điều này khiến các nhà xuất khẩu đậu nành, gỗ xẻ, cotton và các sản phẩm khác... ở Mỹ phải chật vật tìm kiếm container rỗng.

Container được bốc dỡ ở cảng Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: Getty

“Giờ đây, chúng tôi đang xoay sở ứng phó với tình huống khẩn cấp thực sự. Các công ty vận tải biển từ chối nhận các đơn hàng xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp cho các tuyến vận tải xuyên Thái Bình Dương và hủy các đơn hàng đã đặt”, Peter Friedmann, Giám đốc điều hành ở Liên minh Vận chuyển hàng hóa nông nghiệp, một tổ chức đại diện cho các nông dân Mỹ, nói.

Tình trạng khan hiếm container này một phần là do tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân thương mại khắp vùng Thái Bình Dương. Chẳng hạn, hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc rất nhiều, bao gồm một khối lượng lớn hàng điện tử, may mặc, đồ chơi và các hàng hóa sản xuất công nghiệp khác. Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản cùng với thực phẩm và đồ uống, có giá trị thị trường thấp hơn.

Tình trạng thiếu container rỗng ở Mỹ trở nên căng thẳng hơn trong năm Covid-19 này và lan rộng ra khắp các cảng trên thế giới khi nhu cầu hàng hóa chuyển từ mức thấp kỷ lục sang mức cao kỷ lục chỉ trong vòng vài tháng.

Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cao của Mỹ đã đẩy giá cước vận chuyển container từ Trung Quốc sang các cảng  bờ Tây nước Mỹ tăng vượt mức 4.000 đô la Mỹ/container, trong khi đó, giá cước vận tải container trung bình theo chiều ngược lại, từ Los Angeles đến Thượng Hải chỉ ở mức 518 đô la vào những tuần gần đây.

Đối với các hãng tàu biển, điều này có nghĩa là họ cần phải nhanh chóng đưa container rỗng quay trở lại châu Á, thay vì đợi chúng được đưa khắp nước Mỹ trong vài tuần để nhận hàng từ các nhà xuất khẩu rồi quay trở lại các cảng biển.

Tình trạng khan hiếm container rỗng sẽ còn kéo dài

Nhập khẩu hàng hóa của Mỹ tăng vọt bắt đầu từ mùa hè này sau khi thương mại toàn cầu suy sụp vì lệnh phong tỏa các thành phố để chống chọi đại dịch Covid-19. Các nhà bán lẻ lớn của Mỹ hối hả bổ sung các kho hàng cạn kiệt trong thời kỳ đầu của đại dịch và bắt đầu mua nhiều hàng hóa hơn từ châu Á để dự trữ cho các kệ hàng và các nhà kho của các công ty thương mại điện tử khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng phục hồi mạnh mẽ.

Báo cáo của Hiệp hội bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF) và Hackett Associates cho biết các cảng lớn của Mỹ tiếp nhận 2,11 triệu container trong tháng 9, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái và con số này cũng là mức kỷ lục kể từ dữ liệu được thống kê vào năm 2002.

“Chúng tôi chứng kiến số container hàng hóa nhập khẩu để bổ sung các kho hàng dự trữ tăng mạnh hơn bao giờ hết và chúng không thể được xử lý đủ nhanh. Chúng tôi có các container chất cao sáu lớp và thời gian lưu kho bãi của chúng ở các kho cảng container tăng gấp đôi lên hơn bốn ngày”, Gene Seroka, Giám đốc điều hành cảng Los Angeles ở California, nói.

Seroka cho biết đại dịch Covid-19 khiến tình trạng khan hiếm container rỗng nghiêm trọng hơn vì có ít nhân lực làm việc ở các nhà kho hơn và các kho cảng hơn do phải tuân thủ các quy định giãn cách xã hội. “Nhu cầu được thúc đẩy bởi người tiêu dùng Mỹ, những người đang đặt mua các mặt hàng như thiết bị thể thao, giải trí và đồ nội thất. Các chuyến tàu hàng từ Trung Quốc sang Mỹ luôn đầy đầy ắp và nhu cầu container rỗng đang rất lớn ở Trung Quốc. Chúng tôi dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài cho đến quí 1-2021”,  Nils Haupt, người phát ngôn của hãng tàu Hapag-Lloyd (Đức), nói.

Tình trạng mất cân đối thương mại đang ảnh hưởng đến các cảng và chủ hàng khắp nơi trên thế giới. Vào cuối tuần trước, tại Hàn Quốc, các quan chức chính phủ đã triệu tập lãnh đạo của các hãng tàu biển đến để cảnh báo họ không được vi phạm các hợp đồng vận chuyển hàng hóa đã ký với các nhà xuất khẩu Hàn Quốc sau khi có nhiều đơn khiếu nại cho biết các hãng tàu đưa các container rỗng sang Trung Quốc vì cước vận tải biển ở đó cao hơn.

Các nhà môi giới vận tải biển ở Trung Quốc và Singapore cho biết họ nhận được các yêu cầu vận chuyển hàng xuất khẩu dồn dập.

“Đang có cuộc đua giành đăng ký bất cứ container rỗng nào có sẵn. Chúng tôi chưa từng chứng kiến nhu cầu lớn như vậy trong hơn một thập kỷ qua”, một nhà môi giới vận tải biển ở Thượng Hải nói.

Khi các nhà bán lẻ Mỹ tiếp tục nhập khẩu hàng hóa với số lượng kỷ lục, các lãnh đạo ngành vận tải biển cho biết tình trạng mất cân đối thương mại và thiếu hụt container rỗng ở Mỹ tiếp tục kéo dài xuyên qua dịp lễ Giáng sinh.
Mùa cao điểm của vận tải biển thường kéo dài từ tháng 8 đến đầu tháng 10 nhưng năm nay, “chúng tôi nhận thấy mùa cao điểm kéo dài bất thường, bắt đầu từ tháng 7 và vẫn còn duy trì”, Steve Ferreira, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Ocean Audit ở New York, nói.

Theo Wall Street Journal

Xem thêm: lmth.gnor-reniatnoc-meik-mit-tav-tahc-ym-uahk-taux-ahn-cac/527013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các nhà xuất khẩu Mỹ chật vật tìm kiếm container rỗng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools