Trụ sở WHO tại Thụy Sĩ - Ảnh: REUTERS
Theo bà Maria Van Kerkhove, một quan chức phụ trách COVID-19 của WHO, chỉ riêng trong tuần qua đã có thêm 5 ca nhiễm mới được ghi nhận tại trụ sở của tổ chức này. "Tất cả đều ổn, không có triệu chứng gì hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ", Hãng tin Reuters trích lời bà này thông tin thêm.
Tính đến nay đã có ít nhất 65 ca mắc COVID-19 được ghi nhận tại trụ sở chính của WHO ở Geneva (Thụy Sĩ). Ông Mike Ryan, trưởng nhóm phản ứng khẩn cấp của WHO, ngầm thừa nhận trụ sở chính của tổ chức này có khả năng trở thành một ổ dịch COVID-19 "nhỏ".
"Theo tôi biết, ổ địch đang được điều tra là bằng chứng đầu tiên về khả năng lây nhiễm chéo tại trụ sở làm việc của WHO", ông Ryan đặt vấn đề, đồng thời cho biết thành phố Geneva và bang Vaud lân cận là một trong những nơi "có mức độ lây nhiễm nhiều nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại".
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, từng phải cách ly sau khi tiếp xúc gần với một ca dương tính tại nơi làm việc. Ông Tedros vừa trở lại làm việc hôm 16-11.
"Tôi khỏe, không có triệu chứng gì cả. Đây là ngày thứ 17 rồi. Tôi đã tuân theo các nguyên tắc và do không có biểu hiện gì của bệnh nên tôi không cần xét nghiệm. Tôi khẳng định tôi ổn và đang rất bận", người đứng đầu WHO khẳng định trong cuộc họp báo ngày 16-11.
Cũng trong cuộc họp báo, ông Tedros tỏ ra lo ngại về số ca nhiễm mới tăng chóng mặt tại châu Âu và Mỹ. Tổng giám đốc WHO cũng cảnh báo trong khi lạc quan về các loại vắcxin tiềm năng, người dân không nên lơ là bởi sẽ chỉ có một số lượng ít người được tiêm vắcxin vào đầu năm sau.
Cảnh báo được đưa ra sau khi Công ty Moderna của Mỹ tuyên bố loại vắcxin COVID-19 do công ty này phát triển đạt hiệu quả lên tới 94,5%.
TTO - Trong những ngày đầu COVID-19 bùng phát, các nhà khoa học của WHO đã gọi một số quốc gia là 'những phòng thí nghiệm bất đắc dĩ nghiên cứu virus', thậm chí có ý kiến còn mang tâm lý chờ đợi cách chống dịch của quốc gia nào sẽ hiệu quả.
Xem thêm: mth.15235047071110202-91-divoc-hcid-o-hnaht-hnihc-os-urt-ol-ohw/nv.ertiout