Đáng chú ý, quyền lợi của cổ đông Nhà nước, hiện đang nắm giữ 86% tại Vietnam Airlines, sẽ được đảm bảo chặt chẽ, theo cơ chế thị trường.
Gói hỗ trợ chia làm 2 phần: 8.000 tỷ đồng tăng vốn và 4.000 tỷ đồng vay vốn. Với khoản 4.000 tỷ đồng, Chính phủ sẽ đứng ra bảo lãnh cho Vietnam Airlines vay ngân hàng thương mại với lãi suất tái cấp vốn là 0%, tức gián tiếp hỗ trợ cho Vietnam Airlines mỗi năm 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền này cũng sẽ được tính vào quyền lợi của cổ đông Nhà nước.
Còn với gói hỗ trợ tăng vốn 8.000 tỷ đồng, thông qua SCIC, đây cũng là một khoản đầu tư hấp dẫn.
Gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng dành cho Vietnam Airlines đang chờ được Quốc hội biểu quyết thông qua. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
"Khoản đầu tư sinh lời vì mua 1.3 mà thị trường 2.7 và đảm bảo tỷ lệ sở hữu Nhà nước với Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đây là một thương hiệu quốc gia mà chúng ta cần có các chính sách hỗ trợ", ông Trần Hoàng Ngân, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho hay.
"Chúng ta thực hiện hỗ trợ nhưng không có nghĩa là trao tiền không, đi cùng với đó là điều kiện với ngân hàng, như việc chúng ta phải có thêm cổ phần ở tổng công ty này", ông Hoàng Văn Cường, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, nhận định.
Ngoài ra, khâu hậu kiểm cũng sẽ được đặc biệt quan tâm với vai trò thanh tra của Chính phủ và giám sát của Quốc hội để đảm bảo khả năng phục hồi của Vietnam Airlines trong 3 năm tới như kế hoạch, bao gồm cả những biến cố bất ngờ liên quan tới dịch bệnh.
Một số ý kiến cũng đề xuất, ngoài Vietnam Airlines, cần có bộ tiêu chí chung để Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh cho vay tái cấp vốn 0% cho cả các hãng hàng không khác, vốn là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19.
VTV.vn - Dù nguồn lực tài chính đã sẵn sàng, có chức năng đầu tư nhưng SCIC vẫn phải chờ để được chấp thuận đầu tư.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!