Đây là một trong những nội dung mới của Thông tư 117/2020/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021, sửa đổi Thông tư 13/2016 quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng công an.
Thông tư 13/2016 đang áp dụng chỉ hướng dẫn chỉ huy lực lượng bảo vệ phiên tòa phải báo ngay cho lực lượng chuyên trách và triển khai phương án phối hợp như đã dự kiến.
Còn Thông tư 117 cho phép xảy ra tình huống khủng bố, bắt cóc con tin, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải báo ngay cho chủ tọa hoặc cơ quan chuyên môn; triển khai phương án sơ tán mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm; cấp cứu người bị thương, nếu có; bắt giữ người có hành vi trái pháp luật và bàn giao cho lực lượng chức năng giải quyết.
Thông tư 117/2020 còn bổ sung quy định về xử lý tình huống cháy nổ tại phiên tòa. Theo đó khi phát hiện có phát hiện có vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được đưa vào phiên tòa cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ cũng phải báo cáo cho tọa phiên tòa lực lượng chuyên môn và sơ tán mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Trường hợp xảy ra cháy, nổ, chiến sĩ làm nhiệm vụ phải phối hợp đưa mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm, sử dụng các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy, bắt giữ ngay người có hành vi trái pháp luật bàn giao cho lực lượng chức năng.
Về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng công an tham gia bảo vệ phiên tòa như khi có vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều người hoặc nhiều cơ quan, quy định mới cho phép ai phát hiện trước có trách nhiệm giải quyết vụ việc, sau đó chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của các lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa thì phải báo cấp có thẩm quyền xem xét.
Xem thêm: lmth.6262914-aot-neihp-iat-ob-gnuhk-yl-ux-ev-iom-hnid-yuq/ten.sserpxenv