vĐồng tin tức tài chính 365

'Sự cố ở Rào Trăng buộc ta suy nghĩ về phát triển thủy điện'

2020-11-19 13:20

Sáng 19-11, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM đơn vị 6 gồm ĐB Trương Trọng Nghĩa, ĐB Phạm Khánh Phong Lan và ĐB Nguyễn Việt Dũng đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Bình Thạnh sau kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV.

cu-tri-binh-thanh
Cử tri Phan Văn Lực nêu ý kiến với đại biểu. Ảnh: LÊ THOA

Tại đây, cử tri Phan Văn Lực, ngụ phường 13 đã đề cập đến phiên trả lời chất vấn của ba Bộ trưởng (Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về vấn đề sạt lở đất, ngập lụt ở miền Trung trong thời gian qua.

Trong đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định nguyên nhân xảy ra sạt lở đất, ngập lụt gắn chặt với tính dị thường và cực đoan của thời tiết. Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói rằng mưa lũ là do trời, địa chất đứt gãy. Còn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lại khẳng định rừng tự nhiên những năm qua đang tăng chứ không giảm.

“Câu trả lời của ba vị Bộ trưởng khiến dư luận một lần nữa phải đặt dấu hỏi về trách nhiệm của tư lệnh ngành trong vấn đề xây dựng tràn lan các thủy điện vừa và nhỏ” – cử tri Lực băn khoăn.

Ông nói: “Sự cố tai hại ở thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 buộc chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc hơn trong chiến lược phát triển thủy điện hiện nay”.

Theo cử tri Lực, thủy điện phát triển tới đâu thì tình trạng chặt phá rừng đi tới đó. Cách hành xử với rừng như vậy đã khiến lũ chồng lũ, tang thương chồng tang thương.

“Việc này làm chúng tôi giật mình nhớ lại ba năm trước dư luận cũng đã bất bình khi chặt phá 200 ha rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền để làm bốn thủy điện, trong đó có Rào Trăng 3, Rào Trăng 4. Và hiện nay con sông Rào Trăng với chiều dài 26km đang phải gánh nhiều thủy điện công suất nhỏ. Thế này thì là thiên tai hay chính là nhân tai?” – ông bức xúc.

Ông cũng nêu ý kiến, tình hình lũ lụt ở miền Trung được đánh giá do thiên tai là không đầy đủ. Con người đang tự xé tấm áo giáp bảo vệ đất đai, sông suối, ruộng vườn, nhà cửa, sinh mạng của chính họ.

Ông cũng đề nghị các địa phương cần rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, di dời dân tới nơi an toàn. Về lâu dài cần xây dựng bản đồ, hệ thống cảnh báo nguy cơ sạt lở đất ở các huyện; quy hoạch, bố trí lại khu dân cư, cơ sở hạ tầng… Đồng thời, đánh giá tỉ lệ các loại rừng trồng, rừng tự nhiên cũng như phương thức khai thác hợp lý.

dbqh-pham-khanh-phong-lan
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan trả lời ý kiến cử tri. Ảnh: LÊ THOA

Trả lời ý kiến của cử tri Phan Văn Lực, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho biết, sau khi các ĐBQH chất vấn với ba vị Bộ trưởng tại nghị trường, thì đã thống nhất với nhau rằng không thể chỉ tập trung vào một nguyên nhân là thiên tai mà còn liên quan đến vấn đề phá rừng, làm thủy điện tùy tiện.

Theo bà, Chính Phủ, các bộ ngành có liên quan đã ghi nhận, có trả lời cho ĐB. QH cũng đã chỉ đạo trong Nghị quyết của kỳ họp rằng Chính Phủ phải tập trung để giải quyết những vấn đề trên.

Vụ Hồ Duy Hải chưa chấm dứt

Cử tri Nguyễn Văn Hạnh, ngụ phường 22 đã bày tỏ quan tâm đến việc cải cách tư pháp, trong đó có băn khoăn về vụ án Hồ Duy Hải.

cu-tri-binh-thanh
Cử tri Nguyễn Văn Hạnh nêu ý kiến. Ảnh: LÊ THOA

Trả lời cử tri Hạnh, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho biết thời gian qua, nền tư pháp đã cải cách nhiều hơn, phát huy cơ chế dân chủ, thực thi pháp luật công bằng.

Còn đối với từng vụ việc cụ thể, trong đó có vụ án của Hồ Duy Hải thì bà Lan khẳng định phải bảo đảm quy trình được xem xét nhiều chiều, phải lắng nghe ý kiến.

“Ở đây, vụ việc chưa chấm dứt, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đang có ý kiến, mong cử tri kiên nhẫn. ĐBQH luôn bảo vệ cái đúng, còn trong quy trình có gì chưa thỏa đáng sẽ chuyển lên QH” – bà Lan nhấn mạnh. 

Xem thêm: lmth.329059-neid-yuht-neirt-tahp-ev-ihgn-yus-at-coub-gnart-oar-o-oc-us/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Sự cố ở Rào Trăng buộc ta suy nghĩ về phát triển thủy điện'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools