vĐồng tin tức tài chính 365

Xung đột thị trường bia qua sự cố Heineken – Sabeco: Góc nhìn pháp lý từ thực tiễn

2020-11-22 13:26

Theo các thông tin từ truyền thông thời gian gần đây, Heineken được cho là đã yêu cầu các đại lý và nhà bán lẻ (đại lý) không được bán sản phẩm bia Saigon Chill của Sabeco. Trong trường hợp các đại lý vẫn tiếp tục bán sản phẩm Saigon Chill, Heineken sẽ cắt khoản tiền hỗ trợ hàng tháng, dao động từ vài triệu đến vài chục triệu/tháng tuỳ vào quy mô của đại lý.

Trước sự việc này, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (trực thuộc Bộ Công Thương) cũng đã vào cuộc. Phía Cục cho hay đã nhận được thông tin từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bia phản ánh về chính sách của Heineken đối với các đại lý có bán bia của hãng khác, có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Hiện, Cục đang phối hợp tích cực với các bên liên quan để thu thập thông tin về vụ việc.

Trước sự việc này, dưới góc nhìn pháp lý, Tiến sĩ Phạm Hoài Huấn, cố vấn pháp lý của hãng luật VICTORY LLC, Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Thương nhân Việt Nam đã có trao đổi với chúng tôi một số quan điểm liên quan đến xung đột thị trường cũng như vi phạm Luật Cạnh tranh trên thương trường.

Heineken có thể đối diện với 2 quy định cấm của Luật Cạnh tranh 2018

Theo ông Huấn, nhận định ban đầu là hành vi này của Heineken, nếu thoả mãn các điều kiện nhất định, có khả năng sẽ đối diện với 2 quy định cấm sau đây của Luật Cạnh tranh 2018 (LCT).

Thứ nhất, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là hành vi ép buộc trong kinh doanh (Điều 45.2 LCT). Để khẳng định Heineken vi phạm, cần làm rõ bản chất của khoản tiền mà Heineken dành cho các đại lý của mình là gì? Có 2 khả năng:

(i) Nếu khoản tiền này là khoản tiền không mang tính mặc nhiên, có nghĩa là Heineken chỉ áp dụng cho các trường hợp cụ thể với tác dụng chính là thúc đẩy kết quả bán hàng của đại lý, thì không thể khẳng định hãng này cạnh tranh không lành mạnh;

Nếu khoản tiền này luôn luôn dành cho các đại lý. Và chỉ vì các đại lý bán bia Saigon Chill mà Heineken cắt hoặc đe doạ cắt khoản tiền này của đại lý để các đại lý không bán Saigon Chill nữa, thì nó đã có dấu hiệu của việc "ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó".

Thứ hai, đây là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, cụ thể là hành vi ngăn cản việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác (Điều 27.1(e)). Hành vi này được cho là khá nghiêm trọng và thái độ của Nhà nước đối với hành vi này, xuất phát từ bản chất phản cạnh tranh nghiêm trọng của nó, là rất nghiêm khắc.

Trong bối cảnh thông tin vụ việc là không đầy đủ, để đánh giá, thì có những điểm sau đây cần lưu ý, trong đó điều kiện tiên quyết để xác định hành vi của Heineken là hành vi lạm dụng đó là phải chứng minh công ty này có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có sức mạnh thị trường đáng kể.

 Xung đột thị trường bia qua sự cố Heineken – Sabeco: Góc nhìn pháp lý từ thực tiễn  - Ảnh 1.

Ông Phạm Hoài Huấn, cố vấn pháp lý của hãng luật VICTORY LLC, Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Thương nhân Việt Nam.

Mặt khác nếu giả định Heineken là có vị trí thống lĩnh, thì liệu rằng hành vi của họ có vi phạm điều 27.1(e) Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Theo ông Huấn, để trả lời cho câu hỏi này, có 2 yếu tố cần được minh định.

Một là, bản chất của khoản tiền mà Heineken dành cho các đại lý là gì? Nếu nó là một khoản tiền mang tính chất thưởng mà công ty này dành cho các đại lý vì họ đã bán hàng đạt kết quả tốt sẽ khác về bản chất so với việc khoản tiền này là một khoản mà các đại lý luôn được hưởng hàng tháng.

Thực tế, nhìn từ khía cạnh chuỗi phân phối, nếu doanh nghiệp sản xuất dành ưu đãi cho các đại lý trung thành thông qua việc thưởng hàng tháng là hợp lý và công bằng. Do đó, việc xác định bản chất khoản "tiền thưởng" mà Heineken dành cho các đại lý là một yếu tố mấu chốt để xác định có hay không hành vi vi phạm.

Hai là, phản ứng của các đại lý như thế nào trước yêu cầu của Heineken? Theo truyền thông thì phản ứng của các đại lý là không thống nhất. Các đại lý lớn họ không thực hiện việc tẩy chay, nhưng các đại lý nhỏ thì lại thực hiện.

Do đó, nếu quy mô chiến dịch này được Heineken áp dụng chủ yếu đối với các đại lý lớn, thì việc họ bị các đại lý từ chối đã là một đòn đau. Nhưng nếu quy mô chiến dịch này được Heineken áp dụng chủ yếu đối với các đại lý nhỏ và các đại lý này áp dụng việc tẩy chay, ông Huấn cho rằng có cơ sở để xem xét việc áp dụng qui định tại điều 27.1(e) đối với công ty này.

Yêu cầu "không phân phối hàng của đối thủ" không phải chưa có tiền lệ, nhưng xử phạt thì chưa từng xảy ra

Nhìn chung, thực tiễn hành nghề tư vấn liên quan đến cạnh tranh và hoạt động phân phối trong 10 năm qua, ông Huấn cho rằng việc các hãng yêu cầu các đại lý và/hoặc khách hàng chấp nhận nghĩa vụ "không phân phối hàng của đối thủ" hoặc thực hiện các chiến lược ngăn cản việc mở rộng thị trường của đối thủ không phải là chuyện hiếm.

"Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mà Luật Cạnh tranh 2004 đã không được thực thi một cách có hiệu quả. Cho nên, theo các báo cáo chính thức của Cục quản lý Cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh (hai cơ quan chịu trách nhiệm xử lý loại hành vi hạn chế cạnh tranh theo LCT 2004) thì Việt Nam chưa xử phạt vụ nào liên quan đến hành vi loại này".

Được biết, Việt Nam đã ban hành LCT 2018 thay thế cho LCT 2004. Xét về mặt quy định đối với hành vi này, ông Huấn cho rằng LCT 2018 đã qui định đầy đủ. Như đã phân tích ở trên, hành vi này chịu sự kiểm soát của cả 2 chế định là Cạnh Tranh Không Lành Mạnh và Hạn Chế Cạnh Tranh. Và nếu đối chiếu với LCT 2004 thì thật ra các qui định này của LCT 2018 là mang tính kế thừa, nói cách khác nó không mới.

"Vấn đề của Việt Nam trong trường hợp này không phải là qui định không có mà vấn đề nằm ở khâu thực thi. LCT 2018 ban hành và có hiệu lực đã lâu, nhưng đến thời điểm này Uỷ ban cạnh tranh quốc gia, cơ quan chịu trách nhiệm về cạnh tranh, chưa được thành lập, tôi cho đó là điều đáng quan ngại. Một cách lạc quan, tôi tin rằng với khung pháp lý về cạnh tranh hiện nay của Việt Nam, chỉ cần đẩy mạnh hoạt động thực thi pháp luật, thì môi trường cạnh tranh và quyền lợi của người dùng sẽ được bảo đảm", ông Huấn chốt lời.

Bảo An

Tri thức trẻ

Xem thêm: nhc.40264211122110202-neit-cuht-ut-yl-pahp-nihn-cog-ocebas-nekenieh-oc-us-auq-aib-gnourt-iht-tod-gnux/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xung đột thị trường bia qua sự cố Heineken – Sabeco: Góc nhìn pháp lý từ thực tiễn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools