Đột nhập phòng lãnh đạo để trộm tài liệu
Theo kết luận điều tra, quá trình điều tra vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Rửa tiền; Vi phạm quy định về đấu thầu” xảy ra tại Công ty TNHH TM và DV Nhật Cường và một số đơn vị liên quan (gọi tắt là vụ án Công ty Nhật Cường), Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) xác định ông Nguyễn Đức Chung và vợ là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa đều là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Để nắm thông tin, tài liệu về quá trình điều tra vụ án nêu trên, ông Nguyễn Đức Chung đã thông qua một người thứ ba để làm quen với bị can Phạm Quang Dũng (thời điểm đó là cán bộ Phòng 8, C03) - người được trưng dụng tham gia hỗ trợ điều tra vụ án Nhật Cường. Sau khi ông Chung đề nghị, Dũng đồng ý và nhiều lần cung chấp cho ông Chung các tài liệu liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường thuộc danh mục bí mật nhà nước (ở mức độ “Mật”).
Để thực hiện kế hoạch, quá trình tham gia vụ án, Phạm Quang Dũng đã dùng điện thoại chụp lại các tài liệu bản thân được tiếp cận hoặc chụp trộm lại các báo cáo liên quan đến vụ án. Cơ quan ANĐT xác định, Dũng đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước, rồi gửi cho ông Chung 6 tài liệu “Mật”. Những tài liệu này được Dũng gửi cho ông Chung thông qua phần mềm Viber, zalo, email hoặc đưa bản giấy cho lái xe riêng của ông Chung mang về.
Kết luận của Cơ quan ANĐT cho thấy, đầu tháng 6/2020, Dũng đã đánh trộm chìa khóa của ông ông N.V.T - Trưởng phòng 14, C03 rồi lợi dụng lúc đêm tối đột nhập vào phòng vị lãnh đạo này để chụp trộm tài liệu liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường. Kết quả điều tra cho thấy, không có căn cứ xác định các cán bộ, chiến sỹ thuộc Cục Cảnh sát kinh tế, liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài liệu vụ án Công ty Nhật Cường do ông Phạm Quang Dũng gây ra. Tuy nhiên, việc quản lý tài liệu bí mật nhà nước, việc quản lý chìa khóa phòng làm việc của cán bộ, chiến sỹ C03 còn bất cập, sơ hở nên đã để xảy ra việc bị can Dũng chiếm đoạt được tài liệu, cần rà soát, chấn chỉnh.
Tiếp tục làm rõ hành vi đưa 10.000 USD
Cơ quan điều tra đánh giá các bị can là những cán bộ đã từng công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, có kinh nghiệm, am hiểu về pháp luật và công tác nghiệp vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, có thủ đoạn hoạt động phạm tội hết sức tinh vi, triệt để lợi dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, mạng internet để thực hiện hành vi phạm tội, xóa dấu vết, che giấu tội phạm, gây khó khăn cho công tác điều tra vụ án. Cơ quan điều tra nhận định, trong vụ án này, ông Nguyễn Đức Chung đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu, các bị can còn lại giữ vai trò đồng phạm, giúp sức.
“Quá trình điều tra, ông Nguyễn Đức Chung đã thừa nhận, khai báo rõ hành vi phạm tội của bản thân. Trong thời gian công tác, ông nhiều lần được các cấp khen thưởng vì có thành tích xuất sắc, đặc biệt được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới; có tiền sử bị bệnh ung thư. Đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…”- kết luận điều tra nêu.
Đáng chú ý, quá trình điều tra vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”, CQĐT phát hiện ông Chung đã đưa 10.000 USD cho Phạm Quang Dũng. Cụ thể, vào dịp Tết Nguyên đán năm 2020 (ngày 22/1/2020), tại khu vực đường Giải Phóng, Hà Nội, Phạm Quang Dũng đã nhận của ông Nguyễn Đức Chung một phong bì bên trong có 10.000 USD thông qua Nguyễn Hoàng Trung. Sau khi đầu thú, Phạm Quang Dũng đã nhờ người nhà nộp lại số tiền nêu trên cho CQĐT.
Tuy nhiên, do chưa có điều kiện làm rõ việc ông Chung đưa cho Dũng khoản tiền trên nên CQĐT quyết định bóc tách hành vi để điều tra làm rõ sau.
Cơ quan ANĐT xác định, Dũng đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước, rồi gửi cho ông Chung 6 tài liệu “Mật”. Những tài liệu này được Dũng gửi cho ông Chung thông qua phần mềm Viber, zalo, email hoặc đưa bản giấy cho lái xe riêng của ông Chung mang về.
HX
Tiền phong
Xem thêm: nhc.3324548032110202-tam-ueil-iat-taod-meihc-gnuhc-cud-neyugn-gno-oas-iv/nv.zibefac