vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp than khó

2020-11-24 08:48

Có ý kiến cho rằng, việc quy định tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm nộp của 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập cả năm tại Nghị định 126 vô hình chung đẩy doanh nghiệp vào thế khó.

“Đánh đố” doanh nghiệp

Nghị định 126 hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế vừa được Chính phủ ban hành có hiệu lực vào ngày 5.12 tới quy định tổng số thuế TNDN tạm nộp 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập cả năm.

Theo đó, đến thời điểm 30.10, doanh nghiệp phải nộp đủ 75% tổng tiền thuế TNDN phải nộp cả năm. Nếu không nộp đủ, doanh nghiệp sẽ bị tính tiền chậm nộp số tiền thuế bị thiếu từ ngày 1.11 đến ngày nộp. Còn tiền thuế quý IV, doanh nghiệp được nộp cho đến thời điểm quyết toán là 30.3 năm sau.

Bà Nguyễn Thị Thanh Minh - Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý Thiên An cho rằng quy định như vậy sẽ gây khó cho doanh nghiệp.

Theo bà Minh, quý cuối cùng của năm, bao giờ doanh thu cũng về dồn dập. Đến hết quý III, doanh nghiệp chưa thể dự trù hết được doanh thu và lợi nhuận cho cả năm.

“Nhất là với các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ. Hầu hết đến gần cuối năm bên A mới thanh toán, lúc đó doanh nghiệp mới xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu. Vì vậy, để mà biết được tương đối chính xác doanh thu và lợi nhuận của cả năm thì phải chờ đến thời điểm 31.12” - bà Minh cho biết.

Ông Nguyễn Như Tuấn Mạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Giáo dục Edumet - cho rằng quy định mới sẽ gây khó cho doanh nghiệp, nhất là trong những thời điểm có biến động như 2020.

“Như năm nay vướng dịch COVID, doanh nghiệp hầu như không có doanh thu gì trong 3 quý đầu năm. Đến quý IV hoạt động kinh doanh mới dần bình thường trở lại, doanh thu bật tăng, dẫn đến phát sinh thuế TNDN phải nộp. Nếu áp dụng theo quy định mới thì 75% số thuế TNDN phải nộp năm 2020 thành bị nộp chậm, chịu phạt, chịu lãi. Như vậy rất vô lý” - ông Nguyễn Như Tuấn Mạnh lấy ví dụ.

Cũng cùng quan điểm với bà Minh và ông Mạnh, ông Nguyễn Văn Được - Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Thuế Trọng Tín - cho rằng nhiều doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh hiệu quả vào cuối năm và hầu như các doanh nghiêp đều cân đối doanh thu chi phí vào quý IV. Thông thường, số thuế TNDN phải nộp quý IV sẽ cao hơn 25% số thuế phải nộp cả năm. Vì vậy, nếu yêu cầu doanh nghiệp phải nộp chính xác 75% thuế TNDN cho cả năm tại ngày 30.10 thì vô hình chung đẩy doanh nghiệp vào thế khó.

Dự tính không đúng cũng bị phạt thì rất vô lý

Bà Nguyễn Thị Thanh Minh cho rằng, việc lựa chọn mốc thời gian 30.10 để yêu cầu doanh nghiệp phải nộp đầy đủ 75% thuế TNDN cho cả năm là không phù hợp.

“Quy định như cũ hợp lý hơn. Ngày 31.3 năm sau mới quyết toán thuế cơ mà, thì 31.12 tạm nộp 80% là được rồi. Nếu nộp từ 30.10, doanh nghiệp nộp thừa thì sẽ không có tiền hoạt động, mà nộp thiếu sẽ bị phạt. Đây chỉ là tạm tính và tạm nộp. Đã gọi là tạm thì làm sao mà chính xác được, nó chỉ là dự đoán thôi. Tự nhiên lại đi phạt vì dự tính không đúng, nghe nó rất vô lý” - bà Nguyễn Thị Thanh Minh bày tỏ không đồng tình với quy định mới.

“Theo tôi nên giữ quy định cũ trước đây. Tạm nộp 4 quý không thấp hơn 80% vì chỉ khi kết thúc năm doanh nghiệp mới xác định được nghĩa vụ thuế của năm đó ở mức chính xác” - ông Nguyễn Văn Được cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Được, để động viên thu ngân sách sớm nên thiết kế quy định nếu xác định số thuế tạm nộp ở mức 75-80% thì chỉ áp dụng với các doanh nghiệp thực hiện báo cáo tài chính theo quý.

Các doanh nghiệp còn lại nếu không thực hiện báo cáo quý thì số tạm nộp không được thấp hơn 90%, từ đó sẽ khuyến khích doanh nghiệp tự khai, tự nộp theo thực tế và có động lực tạm nộp thuế sớm vào ngân sách.

Tạm nộp thuế thu nhập: Xem xét lại biểu thuế để tính toán cho hợp lý

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Đức Huy - Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) - cho biết, quy định về tính tiền chậm nộp đối với việc thực hiện tạm nộp thuế được xác định theo thời điểm hạn nộp thuế quý IV của DN, theo đó DN tạm nộp thuế TNDN 4 quý không thấp hơn 80% so với số thuế phải nộp cả năm. Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn 80% thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch đó.

Tuy nhiên, từ khi thực hiện Nghị định số 91/2014/NĐ-CP, thực tế triển khai cho thấy, bên cạnh các DN đã tuân thủ tốt quy định tạm nộp thuế TNDN, còn nhiều DN không tuân thủ và lợi dụng quy định về tính tiền chậm nộp này, không thực hiện tạm nộp hàng quý mà để dồn đến thời hạn nộp thuế của quý IV (thông thường vào ngày 30.01 năm sau) mới nộp thuế vào NSNN.

Số thu thuế TNDN phát sinh phải nộp trong năm ngân sách trước bị chiếm dụng và nộp vào năm ngân sách sau gây ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước hằng năm. Đồng thời, không đảm bảo sự công bằng trong việc thực thi pháp luật thuế giữa các doanh nghiệp tuân thủ tốt và các doanh nghiệp không tuân thủ.

Cũng theo ông Huy, để khắc phục hạn chế nêu trên, Chính phủ đã quy định về tính tiền chậm nộp đối với thuế TNDN tạm nộp trong năm, kê khai quyết toán cuối năm đã được sửa đổi tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

“Việc quy định như trên xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Khi sản xuất kinh doanh, các DN đều có phương án và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm và sẽ hoàn toàn chủ động trong việc xác định/ước tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm để thực hiện quy định tạm nộp thuế TNDN theo quy định. Nghĩa vụ phải nộp chính thức sẽ được xác định khi doanh nghiệp quyết toán thuế TNDN tại thời điểm kết thúc năm tính thuế. Các trường hợp doanh nghiệp có kết quả tăng bất thường về sản xuất kinh doanh trong quý IV mà doanh nghiệp không dự kiến được trước không phải là trường hợp phổ biến” - ông Huy nêu rõ.

Do NĐ 126 có hiệu lực kể từ ngày 5.12.2020, nên Tổng cục Thuế sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để áp dụng quy định này bắt đầu từ kỳ tính thuế tiếp theo (năm 2021). cao nguyên

Xem thêm: odl.887658-ohk-naht-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp than khó”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools