Kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu mới
Bởi cách đây từ một thập niên, các công ty đa quốc gia đã tính đến chuyện rời khỏi Trung Quốc. Lý do đầu tiên và quan trọng nhất là chi phí lao động ở nước này tăng lên. Sau đó chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cho thấy tính không ổn định khi đầu tư vào Trung Quốc.
Đặc biệt, đại dịch COVID-19 cũng chứng minh về các hệ lụy nếu lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Đơn cử như Mỹ, một cường quốc kinh tế thế giới nhưng thiếu khẩu trang, thiếu cả găng tay y tế để giải quyết vấn đề nội tại của mình. Điều đó cho thấy sự lệ thuộc vào nguồn cung duy nhất của sản xuất toàn cầu đã trở thành một vấn đề nhức nhối.
“Chúng tôi làm một khảo sát nhanh đối với các DN điện tử khi họ rời khỏi Trung Quốc gần đây. Đó là các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… dịch chuyển gần như đi khắp nơi trên thế giới. Như Mỹ thì đến Mexico, Đài Loan từ Trung Quốc đại lục về lại Đài Loan. Một số công ty Nhật Bản, Hàn Quốc thì đến nước ta” - ông Đức nói.
Tuy vậy, trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì việc hiện đại hóa các hoạt động logistics là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. “Logistics là một ngành tiên phong, đi kèm với nền kinh tế phát triển của đất nước. Theo tôi, logistics cũng cần thiết phấn đấu trở thành trung tâm logistics của khu vực. Nếu chúng ta nhìn một chút về địa kinh tế thì Việt Nam chắc chắn sẽ là cầu nối tốt nhất cho khu vực phía nam Trung Quốc dẫn ra biển hơn là chạy ngang qua Trung Quốc” - ông nhấn mạnh.
Xem thêm: lmth.092259-uey-noc-teiv-et-hnik-nen-auc-niso-am-iaig/et-hnik/nv.olp