vĐồng tin tức tài chính 365

Coi chừng 'đau thương' với 'bẫy' quảng cáo trên Google

2021-12-03 07:37

Chưa được việc đã mất tiền

qđ - đmx 1(read-only)

Người dùng hoang mang trước hằng hà sa số kết quả tìm kiếm trên Google - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người dùng YouTube từng một thời mệt mỏi với kiểu video quảng cáo hiển thị tự động với nội dung "thần y chữa bá bệnh", "nhà tôi ba đời...".

Không ít người tiền mất tật mang vì nghe theo những lời ngọt ngào này. Bạn có thể bỏ qua những quảng cáo này nếu không thích nghe và cẩn trọng hơn khi đã hiểu đó là lời lẽ quảng cáo.

Nhưng khi người đọc chủ động đi tìm một thông tin, dịch vụ cần biết, họ lại dễ vướng bẫy các kiểu lừa trên mạng.

Gõ vài chữ về một chứng bệnh hoặc một vấn đề sức khỏe của bạn hoặc người thân, trên màn hình Google sẽ ưu tiên hiện thị phía trên nhiều thông tin về các phòng khám, bấm vào đó, bạn sẽ thấy vấn đề của mình rất nghiêm trọng, nguy hiểm tính mạng, cần liên hệ chữa trị ngay.

Nếu bạn để lại thông tin (email, điện thoại...) hoặc trao đổi trên máy thì câu chuyện sẽ tiếp nối cho đến khi bạn mang tiền tìm đến họ.

Nếu bình tĩnh hơn một chút và tìm thêm nhiều thông tin khác bên dưới hoặc mãi các trang sau, bạn mới có thể tìm thấy thông tin ở các trang web kiến thức y khoa, các bài báo liên quan đến thông tin bạn cần. Thật không dễ sàng lọc, đánh giá đâu là thông tin quảng cáo, đâu là thông tin trung thực khách quan và có trách nhiệm.

Tôi thật sự không thoải mái khi phải thấy thông tin quảng cáo ngày càng nhiều trên Google, có khi hiển thị dày đặc trên trang đầu kết quả tìm kiếm.

Từ sự định hướng, dẫn dắt của kết quả tìm kiếm này, người tiêu dùng còn có thể là nạn nhân, nhận rủi ro từ những chiêu trò bán hàng gian lận, cung cấp dịch vụ kém chất lượng, quảng cáo "nổ", thậm chí lừa đảo...

Từ nhu cầu tìm việc làm trên mạng mùa dịch lớn, tìm từ khóa liên quan đến việc làm, Goolge hiển thị dịch vụ việc làm qua mạng hấp dẫn.

Ví dụ như có người tạo ra các video clip hướng dẫn người xem đến với lời quảng cáo việc dễ lương cao 15 - 20 triệu/tháng, không cần trình độ với mức phí dịch vụ... giá khoảng 7 triệu đồng. Và tuyên bố có hơn 3.000 người đã đăng ký tham gia (!?).

Đây là một kiểu quảng cáo quá "ảo" khi đánh vào tâm lý người lao động tìm việc lương cao, dễ dàng.

Lại có kiểu quảng cáo rao bán tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc. Em tôi trong lúc vừa mất việc sau mấy tháng giãn cách đã gửi cho họ 300.000 đồng và nhận được một "gói tài liệu" gồm chục đường link dẫn tới các trang web liên quan công việc và vài hình ảnh không đâu vào đâu!

Cái được còn chưa thấy đã thấy tin vào quảng cáo là có thể mất tiền ngay, nhiều người cùng mất thì số tiền kẻ chủ mưu thu về sẽ không nhỏ. Chiêu này nhắm đến học sinh, sinh viên và người mới ra trường đang tìm việc trên mạng.

Bạn tôi, trong một lần săn hàng hiệu, thấy màn hình hiện quảng cáo túi xách của một thương hiệu nổi tiếng giảm giá sâu tới 70%, chỉ còn 2 triệu đồng. Nhìn kỹ mới nhận ra đây là thương hiệu nhái, tên nhãn hiệu khác hàng chính hãng dấu chấm ở mỗi chữ cái. May mà chưa đặt mua vì thấy quảng cáo hời này.

Đây cũng không phải tình huống lạ người tiêu dùng gặp phải khi mua sắm trên mạng, nơi các trang thương mại điện tử hay các shop tự mở có thể "nhờ" Google quảng cáo hiển thị trên màn hình máy tính.

Giao dịch qua mạng người mua cần xác minh, tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị cung cấp dịch vụ, đánh giá uy tín, chất lượng. Nhất là về các review đánh giá của người khác để lại, chính sách hậu mãi...

NGUYỄN MINH

Xem thêm: mth.2175540220211202-elgoog-nert-oac-gnauq-yab-iov-gnouht-uad-gnuhc-ioc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Coi chừng 'đau thương' với 'bẫy' quảng cáo trên Google”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools