Nhân viên y tế trạm y tế lưu động phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà ở quận 8, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 3-12 đến 16h ngày 4-12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.998 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 13.993 ca ghi nhận trong nước (tăng 332 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.402 ca trong cộng đồng).
Cần Thơ lại gần 1.000 ca
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.636), Cần Thơ (998), Tây Ninh (787), Bến Tre (762), Bình Thuận (626), Đồng Tháp (624), Bà Rịa - Vũng Tàu (620), Cà Mau (568), Bạc Liêu (565), Bình Phước (562), Vĩnh Long (552), Kiên Giang (498), Khánh Hòa (467), Hà Nội (455), Đồng Nai (433), Thừa Thiên Huế (335), An Giang (319), Bình Dương (319), Trà Vinh (301);
Hậu Giang (288), Tiền Giang (209), Bình Định (203), Gia Lai (180), Hà Giang (140), Bắc Ninh (119), Đắk Nông (116), Đà Nẵng (104), Thanh Hóa (103), Long An (91), Thái Nguyên (82), Hải Phòng (81), Ninh Thuận (76), Hưng Yên (65), Nghệ An (61), Quảng Nam (59), Hải Dương (55);
Phú Yên (52), Phú Thọ (49), Vĩnh Phúc (44), Đắk Lắk (42), Quảng Ngãi (41), Yên Bái (40), Nam Định (39), Quảng Trị (34), Thái Bình (27), Quảng Bình (25), Tuyên Quang (25), Hà Tĩnh (21), Hòa Bình (20), Quảng Ninh (20), Bắc Giang (20), Lào Cai (11), Hà Nam (8 ), Cao Bằng (8 ), Ninh Bình (6), Sơn La (1), Bắc Kạn (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-336), Đắk Lắk (-129), Hải Phòng (-117).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (+325), Bạc Liêu (+231), Thừa Thiên Huế (+207).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.784 ca/ngày.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.294.778 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.135 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 1.289.511 ca, trong đó có 1.004.749 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (476.818), Bình Dương (283.908), Đồng Nai (89.159), Long An (38.607), Tây Ninh (31.691).
1.107 ca khỏi, 203 ca tử vong trong 24 giờ qua
Về điều trị, trong ngày 4-12, có 1.107 ca bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đưa tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.007.566 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.788 ca.
Từ 17h30 ngày 3-12 đến 17h30 ngày 4-12, cả nước ghi nhận 203 ca tử vong. Trong đó tại TP.HCM 75 ca, gồm 11 ca từ các tỉnh chuyển đến: Long An (6), Bến Tre (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1), Tiền Giang (1).
Số ca tử vong tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (20), Bình Dương (18), Cần Thơ (15), Đồng Nai (13), Tiền Giang (10), Long (7), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (5), Đồng Tháp (5), Vĩnh Long (5), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Khánh Hoà (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hậu Giang (2), Quảng Ngãi (2), Trà Vinh (2), Quảng Ninh (1), Đắk Lắk (1), Bình Phước (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 196 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.061 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Về tiêm ngừa, trong ngày 3-12 có 991.961 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 126.846.771 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.155.299 liều, tiêm mũi 2 là 53.691.472 liều.
* Ngày 4-12, Bộ Y tế tham dự Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ tới làm việc với TP.HCM công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
* Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chuẩn bị các phương án về vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.
* Sở Y tế TP.HCM có kế hoạch triển khai chiến dịch tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người cần chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên) trên địa bàn Thành phố từ nay đến 31/12/2021 nhằm hướng đến mục tiêu giảm mắc và giảm nguy cơ tử vong do COVID-19.
* Sở Y tế TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường các biện pháp để đảm bảo an toàn bệnh viện và nhân viên y tế trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.
TTO - Giảm số ca tử vong và ca có chuyển biến nặng là yêu cầu quan trọng nhất khi thực hiện 'thích ứng an toàn với dịch COVID-19'. Số liệu ca bệnh nhập viện vừa qua và tình hình gia tăng liên tục số ca tử vong cho thấy yêu cầu này chưa đạt mục tiêu.