vĐồng tin tức tài chính 365

Đón đầu chính sách mới cho lao động nhập cư của Nhật: Cơ hội nào cho lao động Việt Nam?

2021-12-05 09:59
Đón đầu chính sách mới cho lao động nhập cư của Nhật: Cơ hội nào cho lao động Việt Nam? - Ảnh 1.

Một lao động nữ Việt Nam làm việc tại một nhà hàng ở Tokyo theo Chương trình kỹ năng đặc định ra đời năm 2019 nhằm đáp ứng nguồn cung nhân lực cho Nhật ở 14 lĩnh vực ngành nghề thiếu lao động - Ảnh: NIKKEI

Tuy nhiên "lao động lành nghề" không chỉ là kỹ năng chuyên môn, mà còn là ý thức, thái độ chấp hành kỷ luật, sự tận tụy với công việc nữa, đây là những điều có thể nhiều người lao động của chúng ta chưa đánh giá đúng mức.

Ông PHAN TIẾN HOÀNG

Báo chí quốc tế mô tả đây sẽ là những thay đổi lớn, quan trọng, có tính bước ngoặt, cũng là tất yếu trong bối cảnh dân số già và thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại Nhật. 

Tuổi Trẻ trao đổi với ông Phan Tiến Hoàng - bí thư thứ nhất, trưởng ban quản lý lao động Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật - về vấn đề này, đâu là các lĩnh vực ngành nghề hưởng lợi từ thay đổi chính sách và người lao động Việt cần chuẩn bị gì để nắm bắt cơ hội.

Cơ hội lớn, thách thức lớn

* Là người theo dõi chính sách lao động của Nhật nhiều năm qua, ông đánh giá thế nào về những dự kiến thay đổi đã được chia sẻ với truyền thông vừa qua?

- Những thay đổi lần này thực chất là việc mở rộng ngành nghề, công việc được tiếp nhận, làm việc lên giai đoạn hai của Chương trình kỹ năng đặc định (tổng thời gian làm việc không giới hạn).

Năm 2019, khi chương trình này mới bắt đầu triển khai thực hiện với 14 ngành nghề được tiếp nhận với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 (tokutei gino 1) có tổng thời gian làm việc không quá 5 năm, Chính phủ Nhật Bản đã xác định kế hoạch chuyển lên kỹ năng số 2 với ngành xây dựng và đóng tàu, liên quan đến đóng tàu.

Lần thay đổi này là việc xem xét chuyển lên kỹ năng đặc định số 2 những ngành nghề còn lại như nông nghiệp, phục vụ nhà hàng, điện - điện tử... Trong 14 ngành nghề có ngành nghề hộ lý, và theo quy định của Nhật, nếu đỗ kỳ thi quốc gia ngành hộ lý thì sẽ được làm việc lâu dài tại đây.

* Đâu là những thay đổi đáng kể nhất trong chính sách dự kiến có hiệu lực từ tháng 4-2022 so với luật liên quan lao động nước ngoài đã có hiệu lực từ năm 2019 của Nhật?

- Chương trình kỹ năng đặc định ra đời đánh dấu sự thay đổi rất lớn, là bước ngoặt trong chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản. 

Việc mở rộng sớm ngành nghề được tiếp nhận giai đoạn số 2 sẽ giúp Chương trình kỹ năng đặc định phát triển nhanh hơn, tăng thêm số lao động nước ngoài tại Nhật, qua đó sớm hoàn thiện việc tiếp nhận lao động nước ngoài thông qua chương trình này.

Đối với lao động nước ngoài, việc nhận thấy cơ hội được làm việc lâu dài tại Nhật trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau sẽ thúc đẩy nhu cầu học, nâng cao trình độ để tham gia chương trình này.

* Chính sách mới sẽ đặt ra những cơ hội và thách thức nào cho lao động Việt Nam đang hoặc muốn sang làm việc tại Nhật, thưa ông?

- Việc mở rộng ngành nghề, cho phép lao động nước ngoài làm việc lâu dài tại Nhật trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau là cơ hội lớn cho lao động nước ngoài nói chung, lao động Việt Nam nói riêng. Nhưng cơ hội thường đi kèm với thách thức. 

Thách thức đó là để trở thành lao động lành nghề cần có trình độ tiếng Nhật ở mức độ khá tốt, kỹ năng và tay nghề khá cao. Theo tôi biết, trình độ tiếng Nhật, kỹ năng và tay nghề tương đương cấp độ 2, đây là mức khá cao, không dễ đạt được.

Thế nào là "lao động lành nghề"?

* Những ngành nghề cụ thể nào liên quan tới các chính sách mới về lao động nhập cư của Nhật? Lao động Việt muốn làm việc tại Nhật cần làm gì để đón đầu cơ hội?

- Việc cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và cư trú thông tin không chính thức về chính sách mới như báo chí quốc tế đưa tin vừa qua là để thăm dò dư luận Nhật Bản trước khi có quyết định chính thức mở rộng ngành nghề, cho phép nhiều lao động nước ngoài lành nghề làm việc lâu dài tại Nhật Bản.

Dù đang trong giai đoạn thăm dò dư luận nhưng tôi cho rằng, khả năng cao Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét mở rộng ngành nghề đặc định trong năm tới, nhưng không phải tất cả ngành nghề còn lại mà sẽ căn cứ nhu cầu cấp thiết của từng ngành nghề để xem xét, mở rộng. Trong năm tới, các ngành nghề như: phục vụ nhà hàng, nông nghiệp, sản xuất chế tạo, điện, điện tử có thể sẽ được xem xét mở rộng trước.

Sự gián đoạn tiếp nhận lao động nước ngoài, gồm cả du học sinh trong thời gian qua đã khiến cho nhu cầu nhân lực phục vụ nhà hàng, quán ăn tăng cao, nhất là khi Nhật Bản đang trở lại cuộc sống bình thường mới và Chính phủ Nhật Bản khởi động lại Chương trình Go to Eat, Go to Travel nhằm kích thích chi tiêu.

* Trong thông tin chính sách mới về lao động nước ngoài tại Nhật, cụm từ "lao động lành nghề" thường xuất hiện. Xin ông giải thích thêm về khái niệm này trong quan niệm của người Nhật?

- Về lao động có kỹ năng lành nghề, Nhật Bản chưa nêu quy định cụ thể về lao động nước ngoài có kỹ năng lành nghề nhưng theo quy định của Chương trình kỹ năng đặc định, lao động nước ngoài đỗ kỳ kiểm tra kỹ năng đặc định số 2 của ngành nghề nào (trong 13 ngành nghề, trừ hộ lý) sẽ được xem là lao động lành nghề của ngành nghề đó và được chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 2 (Tokutei gino 2).

* Một chuyện không mới nhưng thường tái diễn là việc nhiều lao động Việt Nam bị lừa mất tiền khi muốn đi xuất khẩu lao động tại Nhật hay các nước. Theo ông làm sao để giúp họ tránh được chuyện này?

- Tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài diễn ra khá nhức nhối, đã và đang ảnh hưởng đến việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói chung, đi Nhật Bản nói riêng. 

Người lao động bị lừa, mất nhiều tiền chủ yếu do đi qua trung gian, môi giới, người lao động dễ tin vào những thông tin như thời gian đào tạo ngắn, xuất cảnh nhanh, làm thêm nhiều và thu nhập cao...

Để hạn chế tình trạng lừa đảo, mất nhiều chi phí trước khi đi, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyển chọn trực tiếp, minh bạch thông tin tuyển dụng và chi phí trước khi đi, tăng cường thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn đối với người lao động đi làm việc tại Nhật Bản để người lao động biết.

25,7% lao động nước ngoài tại Nhật là người Việt

Theo thống kê của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản tháng 10-2020, trong số lao động nước ngoài tại Nhật Bản, lao động Việt Nam đông nhất với 443.998 người, chiếm 25,7% tổng số lao động nước ngoài tại Nhật, tiếp theo là Trung Quốc với 419.431 người, chiếm 24,3%.

Số lao động này được hiểu là những người tham gia thị trường lao động, gồm có thực tập sinh, lao động và cả du học sinh đăng ký làm thêm với các công ty tiếp nhận, công ty tuyển dụng.

Điều chỉnh chính sách thu hút lao động nước ngoài

Nhật Bản tiếp nhận lao động nước ngoài thông qua Chương trình thực tập kỹ thuật từ năm 1992 và định kỳ 5 năm một lần, Chính phủ Nhật xem xét sửa đổi chương trình này. Những thay đổi lớn trong Chương trình thực tập kỹ năng là vào năm 2010 và thay đổi lớn nhất là vào năm 2016.

Theo đó, năm 2017, cơ quan quản lý Chương trình thực tập kỹ năng là OTIT được thành lập với chức năng và quyền hạn lớn hơn, sẵn sàng kiểm tra, giám sát và xử lý ngay vi phạm của các công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận lao động.

Việc tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản có thay đổi lớn khi Chương trình kỹ năng đặc định ra đời năm 2019, cho phép lao động nước ngoài làm việc lâu dài tại Nhật Bản trong 14 ngành nghề, công việc mà các công ty Nhật Bản dù rất cố gắng nhưng không có đủ nguồn nhân lực.

Lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn trong chăm sóc sức khỏeLao động di cư Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn trong chăm sóc sức khỏe

TTO - Người lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài đang gặp khó khăn về ngôn ngữ, thiếu kiến thức về quyền lợi của bảo hiểm y tế khi xét nghiệm và điều trị COVID-19, chi phí xét nghiệm và điều trị COVID-19 cao,...

Xem thêm: mth.92021552240211202-man-teiv-gnod-oal-ohc-oan-ioh-oc-tahn-auc-uc-pahn-gnod-oal-ohc-iom-hcas-hnihc-uad-nod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đón đầu chính sách mới cho lao động nhập cư của Nhật: Cơ hội nào cho lao động Việt Nam?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools